Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về khổ 1 và 2 “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về khổ 1 và 2 “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

1 bình luận về “Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về khổ 1 và 2 “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương”

  1. Bài thơ mở đầu với lời giới thiệu đậm chất ngôn ngữ Nam Bộ:
    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
    Cách xưng hô của tác giả trong câu thơ đầu tiên này thật đặc biệt. Đó là cách xưng hô Con Bác rất gần gũi, thân thương của người dân Nam Bộ. Dường như nó đã xoá tan đi mọi khoảng cách giữa một vị lãnh tụ vĩ đại và một công dân. Bởi vì trong thâm tâm mọi người, Bác là người cha kính yêu:
    Người là Cha, là Bác, là Anh.
    Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ
    (Sáng tháng năm Tố Hữu)
    Cụm từ ở miền Nam như thông báo cho Bác biết rằng người con ấy đến từ một nơi rất xa xôi miền Nam mảnh đất anh hùng suốt mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ chỉ mong có ngày giành được độc lập, thống nhất, đón Bác vào thăm. Cụm từ ấy như thông báo cho Bác biết rằng: miền Nam máu mủ ruột thịt giờ đây đã được giải phóng rồi Bác ơi! Khi còn sống Bác vẫn nhớ miền Nam da diết, mong ngày được vào thăm miền Nam thân thương:
    Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
    Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
    (Miền Trung nhớ Bác Tố Hữu)
    Động từ thăm cũng như một sự nói giảm nói tránh hay mặt khác còn là sự đấu tranh, đối lập giữa lí trí và thể xác. Dù nhà thơ không muốn tin Bác đã mất rồi nhưng sự thật hiện tại vẫn là thể. Tiếp đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp sau làn sương sớm mai là hàng tre xanh bát ngát, thấp thoáng bóng dáng quen thuộc của làng quê:
    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
    Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
    Từ cảm thán Ôi biểu thị bao niềm xúc động tự hào về hàng tre trước lăng Bác. Với biện pháp ẩn dụ hàng tre bát ngát xanh tươi trải rộng bên lăng như những hàng quân canh giữ cho giấc ngủ của Bác. Hàng tre xanh xanh mộc mạc như muốn nhấn mạnh sức sống bền bỉ của tre hay dân tộc Việt Nam. Cái xanh ấy cũng đã được tác giả Nguyễn Duy nhắc đến trong thơ của mình:
    Tre xanh, xanh tự bao giờ
    Từ ngày xưa đã có bờ tre xanh”
    Quả thật, đi suốt chiều dài lịch sử, đâu đâu ta cũng thấy bóng tre thấp thoáng. Tre của Thép Mới giữ nhà, giữ cửa, giữ túp lều tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng chống giặc ngoại xâm, luỹ tre làng còn là nơi tâm tình, hò hẹn của những đôi trai gái. Khi dần tiến tới lăng Bác, cảnh vật xung quanh Viễn Phương lại thay đổi:
    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
    Ai đã từng vào thăm lăng Bác mới cảm nhận được vẻ đẹp của câu thơ này. Mặt trời trong lăng vừa là bút pháp tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ. Mặt trời là nguồn sáng của vạn vật khi nó mang ánh sáng đến khắp hành tinh. Bác Hồ là người đem lại ánh sáng khắp dân tộc, soi sáng bầu trời đêm của những cuộc đời tăm tối, nô lệ. Thật ra, việc so sánh Bác với hình ảnh mặt trời không chỉ là phát hiện của Viễn Phương mà chúng ta đã từng bắt gặp điều này ở trong ca dao kháng chiến:
    Bác Hồ là vị cha chung
    Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương
    Cùng với mặt trời đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương nhớ:
    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
    Người là hoa của đất trời Dòng người đi thăm lăng Bác được ví như những bông hoa tươi đẹp, rạng rỡ, kết thành tràng hoa dâng lên Bác.
    Bài thơ là hình ảnh ẩn dụ đẹp, từ ngữ giản dị mà cô đúc, nhà thơ đã bộc lộ hết tình cảm của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc Bác Hồ. Còn riêng bản thân, em luôn khắc sâu trong tim mình hình ảnh của Bác. Em hứa với lòng mình sẽ cố gắng học giỏi, thực hiện tốt năm điều Bác đã dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ thân thương.
    Vote cho mình nhé

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới