viết cảm nhận về khổ 3 ,4 và khổ cuối bài ‘bài thơ về tiểu đội xe không kính’ không chém mạng viết được cho 5 sao và trả lời

viết cảm nhận về khổ 3 ,4 và khổ cuối bài ‘bài thơ về tiểu đội xe không kính’
không chém mạng
viết được cho 5 sao và trả lời hay nhất

2 bình luận về “viết cảm nhận về khổ 3 ,4 và khổ cuối bài ‘bài thơ về tiểu đội xe không kính’ không chém mạng viết được cho 5 sao và trả lời”

  1. Tuy là cuộc sống nơi chiến khu khó khăn và nguy hiểm nhưng vẫn luôn có tình đồng chí ở đó, ở đó cũng sẽ luôn có tình đồng đội keo sơn gắn bó   
                                                “Những chiếc xe từ trong bom rơi
                                                   Đã về đây họp thành tiểu đội
                                                   Gặp bạn bè suốt  dọc đường đi tới
                                                   Bắt tay nhau qua cửa kính vở rồi”
    Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo ra tiểu đội xe ko kính, những tình cảm được thể hiện qua ô cửa kính vở, cái “bắt tay giống cái “nắm tay” ở bài “Đồng chí” là cơ sở cho miền tin để các anh vượt qua khó khăn, gian khổ. Trong bài thơ định nghĩa gia đình rất lạ, rất riêng nhưng cũng rất dơn giả mà chân thành và sâu sắc:
                                                   “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
                                                    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
                                                   Võng mắc chuông chenh dường xe chạy
                                                   Lại đi lại đi trời xanh thêm”
     Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh ẩn dụ”trời xanh thêm ” đã thể hiện niềm lạc quan tin tưởng của người lính về sự tất thắng cuộc chiến thắng chống Mỹ. Cũng chính tình đồng chí đồng đội đã trở thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm,chiến đấu bảo vệ tổ quốc thân yêu. Ko chỉ có tình đòng chí đồng đội keo sơn gắn bó mà các anh còn có lòng yêu nứơc, ý chí chiến đấu, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc luôn trực trào trong tim:
                                                   “Ko có kính ròi xe ko có đen
                                                     Ko có mui xe thuòng có xứơc 
                                                     Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
                                                     Chỉ cần trong xe có một trái tim”
    Điệp từ “ko có” và phép liệt kê: kính, đèn, mui xe, thùng xe là đang nhấn mạnh những sự thật khốc liệt của chiến tranh. Ngệ thuật đối lập”ko có”-“có” cùng biện pháp tu từ ẩn dụ hoán dụ”trái tim” là sự gai góc kiên cường chứa chan tình yêu nước của những người lính lấy xe, với một lòng nồng nàng yêu nước, với ý chí quyết tâm và lòng nhiệt huyết
                                                            

    Trả lời
  2. Khổ 3+4: Thái độ lạc quan bất chấp gian khổ khó khăn:
    Điệp từ “không có kính” được lặp lại vừa làm hiện lên hình ảnh những chiếc xe không kính đang miệt mài băng băng tiến ra chiến trường vừa làm nổi bật những gian khổ khó khăn chồng chất với người lính lái xe. Khó khăn đầu tiên người lính lái xe không kính gặp phải là bụi Trường Sơn:
    “Không có kính, ừ thì có bụi,
     Bụi phun tóc trắng như người già
     Chưa cần rửa, phù phèo châm điếu thuốc
     Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” 
    Con đường Trường Sơn đất lẫn sỏi đá, bom đạn giặc Mỹ cày xới, mùa mưa thì lầy lội, mùa khô thì bụi – bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa. Động từ “phun” đã diễn tả phần nào mức độ ghê gớm của bụi Trường Sơn. Bụi kiến những mái tóc xanh bạc trắng như người già, bụi khiến mặt lấm lem. Người lính đón nhận một cách thản nhiên: không có kính ừ thì có bụi, chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc “cười ha ha” khi nhìn nhau mặt lấm.
    Sau nỗi khổ vì bụi là nỗi khổ vì mưa:
    “Không có kính, ừ thì ướt áo
     Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
     Chưa cần thay, chạy trăm cây số nữa
    Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”
    Mưa rừng Trường Sơn:”mưa tuôn mưa xối” xe không kính nên ngồi trong buồng lái như ngồi ngoài trời, áo ướt. Người lính sẵn sàng chấp nhận không có kính ừ thì ướt áo, chưa cần thay lái trăm cây số nữa để mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
    Cả hai khổ thơ đều lặp lại cấu trúc “không có . . . ừ thì . . . chưa cần” tạo nên giọng điệu ngang tàn, hóm hỉnh như một lời thách thức, một sự chấp nhận gian khổ khó khăn của người lính lái xe: không có kính kính bụi là lẽ thường tình, không có kính mưa ướt áo là lẽ đương nhiên. Đặc biệt Phạm Tiến Duật đã đưa vào đoạn thơ những chi tiets hình ảnh chân thực đậm chất lính”phì phèo châm điếu thuốc”,”cười ha ha” . . . hình ảnh so sánh độc đáo “tóc trắng như người già”. Tất cả đã tạo nên một khúc nhạc vui của tuổi đôi mươi trước gian khổ khó khăn.
    Khổ thơ cuối: Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
    Hai câu thơ đầu đã khắc họa đậm nét hình ảnh nhưng chiếc xe khi tiến vào chiến trường:
    “Không có kính, rồi xe không có đèn,
     Không có mui xe, thùng xe có xước,”
    Điệp từ “không có” kết hợp với phép liệt kê đã tô đậm một cách chân thực – thực đến trần trụi hình ảnh những chiếc xe khi tiến sâu vào trong chiến trường bị bom đạn giặc Mỹ phá hủy đến biến dạng: không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe xước. Qua hình ảnh ấy người đọc thấm thía hơn sự khốc liệt ngày càng gia tăng của cuộc chiến tranh cũng như những gian khổ khó khăn chồng chất với người lính lái xe. 
    Nhưng điều kì lạ là những chiếc xe bị phá hủy biến dạng ấy lại vẫn “băng băng tiến về phía trước”:
    “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước:
     Chỉ cần trong xe có một trái tim”
    Hai câu thơ sau đối lập với hai câu thơ trước là “không có”,”không còn” là thiếu thốn về vật chất thì hai câu sau là”có”, là “vẫn chạy”, là đầy đủ về tinh thần. “Trái tim” là hình ảnh hoán dụ chỉ về người lính lái xe Trường Sơn giàu ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Chính trái tim ấy đã biến xe và người lính thành một khối thống nhất khối sức mạnh diệu kì tiến vào giải phóng miền Nam mà không bom đạn nào ngăn cản nổi. Hình ảnh”trái tim” kết thúc bài thơ tỏa sáng ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người lính lais xe Trường Sơn đồng thời tạo nên một kêt sthuwcs bất ngờ cho bài thơ: Bài thơ mở ra là xe không kính những khép lại là “xe vẫn chạy”: hình ảnh xe không kính càng trở lên độc đáo bởi có trái tim cầm lái.
    @nguyenthivananh1412
    #hoidap247

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới