Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối của bài sang thu ko chép mạng
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối của bài sang thu
ko chép mạng
2 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối của bài sang thu ko chép mạng”
Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng – Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh giữ chức vụ Tổng thư kí Hội Nhà vãn Việt Nam.
Hữu Thỉnh là nhà thơ đi nhiều, viết nhiều và có một số bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn. Bài thơ Sang thu được sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Nội dung thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước những chuyển biến tinh tế của trời đất và là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của nông thôn đồng bằng Bắc bộ lúc giao mùa từ hạ sang thu. Và cảm nhận của ông khi tiết trời sang thu được thể hiện rõ nét nhẩt ở khổ thơ cuối:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Mở đầu Hữu Thỉnh cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người mình, tâm hồn mình. Bắt đầu là khứu giác : Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se. Cảm giác giao mùa được ông diễn tả bằng một hình ảnh bất ngờ đầy thi vị: Có đám mây mùa hạ, Vắt nửa mình sang thu. Đây là hình ảnh đặc sắc miêu tả cảnh mùa hạ chưa qua hẳn nhưng mùa thu đã tới. Nhưng tiếp đó chính là cảm nhận của chính ông khi nắng cuối hạ vẫn còn nhưng đã bớt đi cái nồng nàn, rực rỡ vốn có, kèm theo đó là những cơn mưa rào ào ạt cũng đã thưa dần :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Nhà thơ thể hiện cảm xúc của mình rất thành công bằng những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như; dềnh dàng, vắt nửa mình… Cả bài thơ là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ của trời đất lúc vào thu được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim nghệ sĩ. Chính điều đó khiến cho mỗi từ ngữ, hình ảnh đều phập phồng sự sống. Ba khổ thơ, mười hai câu thơ, câu nào cũng đẹp, cũng hay nhưng nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu được Hữu Thỉnh thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối bài :
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Hai câu thơ này có hai tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất tả thực hiện tượng sấm chớp và hình ảnh hàng cây trong cơn mưa cuối hạ. Tầng nghĩa thứ hai là nghĩa hàm ngôn thông qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ nghệ thuật. Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; hàng cây đứng tuổi ngụ ý chỉ con người đã từng trải.
Lúc sang thu, tiếng sấm dữ dội và bất ngờ của những cơn mưa giông mùa hạ đã bớt đi. Hàng cây không còn bị giật mình, run rẩy vì tiếng sấm. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự rằng với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì bản lĩnh cũng vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.
Bằng cảm nhận tinh tế và cách dùng từ tự nhiên, chân thật, cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa tài tình, Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Với bài Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu mang dấu ấn riêng của mình vào những chùm thơ thu hay và đẹp của thơ ca Việt Nam. k chép mạng
Hạ qua thì thu đến. Thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người đọc những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Tất cả những điều đó đã được Hữu Thỉnh thể hiện rất thành công qua khổ cuối bài thơ “Sang thu”
Mở đầu khổ thơ vẫn là cái nắng, vẫn là cơn mưa mùa hạ nhưng tất cả đang “với dần”, đang ngày một nhạt đi. Mùa hạ như đang níu kéo lại chút không gian cho chính mình nhưng rồi cũng phải giật mình nhận ra rằng thu đã đến và mùa hạ phải nhường chỗ chu thu để đến một chân trời khác. Ở hai câu thơ tiếp theo, bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm. “Sấm” là là hiện tượng quen thuộc của thiên nhiên xuất hiện trước hoặc trong cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” là theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Từ hai hình ảnh quen thuộc đó, tác giả muốn gửi đến người đọc những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời. “Sấm” ở đây vừa là một hiện tượng tự nhiên vừa là những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời. Còn “hàng cây đứng tuổi” tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống. Họ là người đã đủ trưởng thành để vượt qua những sóng gió của cuộc đời.
Qua bốn câu thơ ta vừa thấy được khả năng quan sát tinh tế vừa thấy được ngòi bút tài năng của tác giả. Đó cũng là lí do khiến “Sang thu” luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng người đọc.
2 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối của bài sang thu ko chép mạng”