Viết ĐOẠN VĂN KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT cho các đề bài sau: a. Phân tích 7 câu thơ đầu bài đồng chí b. Cảm nhận bài

Viết ĐOẠN VĂN KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT cho các đề bài sau:
a. Phân tích 7 câu thơ đầu bài đồng chí
b. Cảm nhận bài thơ sang thu

1 bình luận về “Viết ĐOẠN VĂN KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT cho các đề bài sau: a. Phân tích 7 câu thơ đầu bài đồng chí b. Cảm nhận bài”

  1. 7 câu thơ đầu của tác phẩm Đồng Chí
     Bài thơ mở ra bằng những lời tâm sự, giãi bày về hoàn cảnh của người lính.
       “Quê hương anh nước mặn đồng chua
        Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
     Tình đồng chí của họ bắt đầu từ hoàn cảnh xuất thân giống nhau. Người thì từ đồng băng duyên hải nước mặn xâm lấn, người lại từ vùng quê trung du miền núi đất đai khô cằn. Tuy cách xa nhau về không gian địa lý nhưng họ cùng chung cảnh nghèo khó, thiếu thốn. Những thành ngữ “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” đã diễn tả chính xác cuộc sống nghèo khổ, khó khăn của những người nông dân trước khi vào chiến trường trở thành người lính. Bởi vì là những người nông dân nên cách nói của họ cũng giản dị, mộc mạc không che giấu sự nghèo nàn, không xấu hổ về những vùng quê nghèo khó.
     Trước ngày nhập ngũ, họ sống ở mọi phương trời xa lạ:
       “Anh với tôi đôi người xa lạ
        Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
        Súng bên súng đầu sát bên đầu”
     Chính Hữu đã sắp xếp những từ ngữ rất đặc biệt, khi còn là những người xa lạ, chữ anh đứng 1 dòng thơ, chữ tôi đứng 1 dòng thơ, nhưng khi họ gặp gỡ. Đặc biệt chữ anh luôn đứng trước chữ tôi cho thấy tình cảm yêu thương trân trọng giữa những người lính.
     Cơ sở tạo nên tình đồng chí là hoàn cảnh chiến đấu chung lí tưởng cao đẹp vì quê hương đất nước. Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sóng đôi “súng bên súng đầu sát bên đầu” kết hợp với tính chất hoán dụ thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những con người cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào.
     Tình đồng chí, đồng đội càng thắm thiết hơn qua hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của người lính ở chiến trường, thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ đó những người lính đã gắn bó bằng tình cảm thiêng liêng sân nặng, thấu hiểu. Từ Hán Việt “tri kỷ” đã diễn chính xác tình cảm giữa những người lính trước khi họ trở thành đồng chí.
       “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
        Đồng chí!”
     Từ những điểu giản dị, cụ thể đó, 2 tiếng “đồng chí” vang lên với 1 dấu chấm cảm thể hiện cảm xúc động dâng trào trong trái tym của những người lính tạo nên 1 điểm nhấn và cũng là lời khẳng định tình cảm đồng đội thiêng liêng, cao đẹp. Hai tiếng đồng chí có giá trị như bản lề gắn kết đoạn thơ trên với đoạn thơ dưới.
     Ở đoạn thơ này Chính Hữu có sự sáng tạo khi sắp xếp từ ngữ theo chiều hướng tăng tiến và sự phá triển gắn bó bền chặt của tình đồng chí. Lúc đầu họ là những người xa lạ chẳng hẹn quen nhau rồi đến lúc “Súng bên súng đầu sát bên đầu”, “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” và đỉnh cao của tình cảm ấy là tình đồng chí.
    Cảm nhận bài thơ “Sang thu”
     Bài thơ đi từ cảm xúc đầy ngỡ ngàng khi bắt gặp những tín hiệu đầu tiên của mùa thu cao rộng và kết lại bằng những suy ngẫm về cuộc đời. Bằng những hình ảnh trong sáng, gợi cảm, những tính từ, từ láy tinh tế, Hữu Thỉnh đã vẽ lên 1 bức tranh nên thơ về những biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu. Bài thơ đánh thức trong lòng mỗi con người chúng ta, một phần tâm hồn tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống. Đó cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, yêu cuộc đời. Hơn thế những triết lý sâu sắc của nhà thơ còn nhắc nhở mỗi con người chúng ta về ý chí, bản lĩnh để vượt qua những phong ba bão táp cuộc đời.
    @Adrian Pucey
    21/5/2022

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới