Viết đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Viếng lăng Bác.
Viết đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Viếng lăng Bác.
2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Viếng lăng Bác.”
Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.
(1) Khổ thơ mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động, thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Người. (2) Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” vang lên như một lời thông báo chất chứa nỗi xúc động của người con từ mảnh đất thành đồng miền Nam sau bao năm mong mỏi, nay mới có cơ hội ra thăm lăng Bác.(3) Cách nhà thơ sử dụng đại từ xưng hô “con” – “Bác” rất gần gũi, ấm áp tình thương như thể đây là sự trở về của người con gặp lại người cha sau bao năm xa cách. (4) Tình cảm này dường như không phải của riêng Viễn Phương, nhà thơ Tố Hữu cũng đã có lần thốt lên: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”. (5) Nay, khi Bác đã mất đi nhưng đối với mỗi người con nước Việt, Bác như vẫn sống mãi trong tâm tưởng mỗi người. (6) Bằng cách nói giảm nói tránh, dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”, nhà thơ đã giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. (7) Từ trong màn sương sớm, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả là hình ảnh hàng tre – đây là hình ảnh mang nghĩa tả thực. (8) Thực tế, trước lăng Bác là màu xanh bát ngát của rặng tre đằng ngà ngày đêm ru giấc ngủ cho người. (9) Hình ảnh hàng tre ấy khiến tác giả xúc động bởi nó mang màu xanh bình yên, thân thuộc của quê hương làng cảnh Việt Nam. (10) Ở câu thơ thứ ba, hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam” trở nên đặc biệt hơn, đây là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và sức sống trường tồn của cả dân tộc. (11) Danh từ “hàng tre” gợi ra không chỉ một cá nhân mà đó là hình ảnh của cả một tập thể với tinh thần kiên cường, đoàn kết, luôn kề vai sát cánh bên nhau. (12) Tính từ “xanh xanh” và hai tiếng “Việt Nam” đã được tính từ hóa, vang lên một cách đầy tự hào thể hiện sức sống mạnh mẽ, trường tồn của cả dân tộc. (13) Phải chăng, cái màu “xanh xanh Việt Nam” ấy chính là màu dân tộc? (14) Nhà thơ như không giấu nổi niềm xúc động, tự hào khi nhìn thấy hình ảnh hàng tre đang quần tụ về đây canh giấc ngủ cho người, từ “ôi” vang lên đầu câu thơ đã thể hiện trực tiếp nỗi xúc động mạnh của ông. (15) Lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc qua bao bão tố chiến tranh như lần lượt hiện về, thành ngữ “bão táp mưa sa” mà nhà thơ sử dụng ẩn dụ cho những khó khăn, thách thức trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã cùng Bác trải qua. (16) Viễn Phương nhìn lại những khó khăn đó bằng sự tự hào qua dáng đứng thẳng hàng. (17) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất, tư thế đứng thắng hàng đó chính là dáng đứng Việt Nam, dù cho bất cứ hoàn cảnh nào cũng không hề gục ngã.
2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Viếng lăng Bác.”