Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài thơ Viếng lăng Bác.
Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài thơ Viếng lăng Bác.
2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài thơ Viếng lăng Bác.”
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Khổ bốn bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương là lời bày tỏ tình cảm chân thành, xúc động của nhà thơ dành cho Bác khi sắp phải chia xa. Viễn Phương ôm mỗi nỗi niềm lo lắng nên dù “mai về” nhưng ngay giây phút vẫn còn ở lăng Bác, lòng ông đã buồn bã, bồn chồn không yên. Từ “thương” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp và là tiếng lòng của Viễn Phương. Cảm xúc không thể dồn nén trở thành những giọt nước mắt ân tình, ân nghĩa. Điệp ngữ “Muốn làm” là sự khẳng định tâm tưởng, khao khát trong thi nhân về những ước nguyện thật đẹp. Liệt kê “con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu” làm rõ hơn ước nguyện thành kính của Viễn Phương. Muốn làm con chim để tô điểm cho âm thanh nơi lăng Bác. Làm hoa để góp phần cho vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Nhưng, đẹp nhất là ước nguyện làm cây tre trung hiếu. Ẩn dụ cây tre trung hiếu còn là sự khẳng định tấm lòng, khao khát trong nhà thơ: Ông nguyện mãi theo ánh sáng mà Bác đã mang đến, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Ước nguyện, cảm xúc trong Viễn Phương thật chân thành, cao đẹp.
Nỗi đau lắng lại nhường cho cảm xúc lúc ra về. Đến giờ phút chia tay, sắp phải trở về miền Nam, nhà thơ trào dâng bao niềm xúc động. Lòng nhớ thương kìm nén đến lúc này đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt – Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác – Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây – Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. Từ ngữ chỉ thời gian “mai” kết hợp với địa danh “miền Nam” gợi sự chia xa, gợi khoảng cách vời vợi của không gian. Nếu như ở khổ 1, hai tiếng miền Nam ấy vang lên với niềm vui khi được ra thăm lăng Bác thì bây giờ, hai tiếng ấy lại ẩn chứa nỗi ngậm ngùi khi phải rời xa lăng Bác. Nhà thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình qua cụm từ “thương trào nước mắt”. Động từ “trào” thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt cảm xúc lưu luyến như không muốn rời xa lăng Bác của tác giả. Tình cảm đã chắp cánh cho ước mơ, thi sĩ nguyện ước:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Điệp ngữ “muốn làm” (3 lần) mở đầu ba câu thơ liên tiếp nhấn mạnh ước nguyện cháy bỏng, dâng trào mãnh liệt. Các hình ảnh liệt kê “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre trung hiếu” thể hiện khát vọng hóa thân thành những sự vật, hình ảnh thiên nhiên tô điểm cho cảnh quan lăng Bác. Tác giả muốn làm con chim dâng tiếng hót, muốn làm đóa hoa dâng sắc hương và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để mãi mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ “cây tre trung hiếu” thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường của Bác.
2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài thơ Viếng lăng Bác.”