2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài Viếng lăng Bác.”
” Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương đã thể hiện nỗi tự hào xen lẫn xúc động của tác giả khi lần đầu ra thăm lăng Bác và đến với khổ cuối này, ta có thể cảm nhận được nỗi xót thương, kính cẩn vô hạn cùng với những ước nguyện của tác giả khi chuẩn bị rời xa lăng Bác. Câu thơ ” Mai về miền Nam thương trào nước mắt ” giản dị nhưng ẩn chứa tình cảm sâu lắng. Nó như một lời giã biệt. Dòng cảm xúc giờ đây đã đạt đến đỉnh điểm, tuôn trào mạnh mẽ nhất. Chỉ như một lời tác giả đang nói với lòng ” Mai về miền Nam thương trào nước mắt ” nhưng câu thơ đã bộc lộ những cảm xúc dồn nén nhất của tác giả. Tiếng ” thương ” và ” trào ” vang lên, như từ miền đất xa xôi của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng “thương ” ấy là tình yêu, là lòng biết ơn, là sự kính trọng cuộc đời vì dân, vì nước của Người. Đó là tiếng ” trào ” của nỗi đau xót không gì bù đắp được khi Bác ra đi. Đó cũng là tâm trạng chung của muôn triệu người dân Việt Nam đến với Bác. Bên cạnh đó, nhà thơ muốn hóa thân thành những hình ảnh thân thuộc bên lăng để quấn quýt với Người. ” Muốn làm … câu tre trung hiếu chốn này ” . Nhà thơ muốn làm con chim hót mang âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành đến với Bác, muốn làm đoá hoa toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ. Đồng thời, ông còn muốn làm cây tre trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người. Dường như, ở khổ thơ này, mọi ước vọng, khát khao trong tâm nguyện của nhà thơ đều quy tụ lại một điểm là mong được gần Bác, ở bên Bác. Ước vọng ấy cao đẹp và trong sáng biết chừng nào bởi nó thể hiện được cái tâm niệm vô cùng chân thành, tha thiết của nhà thơ. Khổ thơ còn sử dụng thành công điệp ngữ ” muốn làm “. Nó được nhắc lại ba lần lại được đảo lên đầu câu cùng các hình ảnh thơ đứng sau đó (con chim, đóa hoa, cây tre) làm cho nhịp thơ dồn dập, nhấn mạnh tình cảm thiết tha, tâm trạng quyến luyến, khát vọng mãnh liệt của tác giả đối với Bác. Đặc biệt, ẩn dụ ” cây tre trung hiếu” đã khép lại bài thơ một cách khéo léo, thể hiện lòng kính yêu và sự trung thành vô hạn của tác giả cũng như của nhân dân đối với chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Với việc lặp lại hình ảnh “tre” ở khổ cuối này, tác giả đã làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, hoàn thiện thêm vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn chịu thương chịu khó, sống giản dị nhưng hiên ngang, kiên cường bất khất và còn luôn trung hiếu. Đây vẫn là lời thơ ca ngợi dân tộc VN, vì thế dòng cảm xúc của tác giả vì thế mà trọn vẹn hơn.
(1) Khổ thơ cuối trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương đã khép lại nỗi đau mất mát bằng những giọt nước mắt bịn rịn không muốn rời lăng. (2) Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời tạm biệt giản dị diễn tả tình thương sâu lắng mà nhà thơ dành cho Bác. (3) Động từ “trào” gợi tâm trạng của những con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau thương mất mát. (4) Từ “thương” gói trọn đồng thời cảm xúc đau thương, xót xa của nhà thơ khi phải rời xa Bác đồng thời cũng gợi lên được tình cảm mến thương của con dân miền Nam với lãnh tụ. (5) Nếu như ở khổ thơ trước đó, nhà thơ đã cố kìm nén nỗi đau, những giọt nước mắt cố lặn vào bên trong thì nay nỗi đau ấy đã không thể kìm nén được nữa. (6) Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã và chưa từng một lần gặp Bác. (7) Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với các hình ảnh liệt kê : đóa hoa, con chim, cây tre đã nhấn mạnh ước nguyện chân thành, giản dị của nhà thơ. (8) Tác giả không mong ước gì quá lớn lao, ông chỉ ước được hóa thân vào thiên nhiên. (9) Nhà thơ mong được làm con chim để cất tiếng hót ru giấc ngủ cho Người. (10) Viễn Phương mong được làm một đóa hoa giữa vườn cây xanh ngát để tỏa hương. (11) Tất cả chỉ muốn ở gần Bác, được chăm sóc Bác, được đền ơn Bác. (12) Đặc biệt, hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại ở cuối bài thơ làm cho mạch cảm xúc thêm trọn vẹn. (13) Nếu như ở phần đầu bài thơ, hình ảnh hàng tre ẩn dụ cho vẻ đẹp của cả dân tộc thì hình ảnh cây tre ở cuối bài thơ ẩn dụ cho con người Việt Nam, cho mỗi cá nhân với phẩm chất tốt đẹp nhất – phẩm chất trung hiếu. (14) Có thể nói, khổ thơ cuối như một lời hứa của tác giả sẽ trung thành với đường lối cách mạng của Bác, tiếp nối những gì Bác đã cống hiến để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. (15) Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách, dù đất nước có đổi mới đến đâu nhưng những gì Bác đã làm, Bác đã cống hiến sẽ luôn luôn ở trong tim của mỗi người dân Việt Nam.
2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài Viếng lăng Bác.”