Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ lòng yêu thương,sự thủy chung đối với chồng của Vũ Nương.Trong đoạn văn có s

Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ lòng yêu thương,sự thủy chung đối với chồng của Vũ Nương.Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ và câu cảm thán(gạch chân chú thích).Ai nhanh nhất mình sẽ cho CTLHN và 5* ạ

2 bình luận về “Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ lòng yêu thương,sự thủy chung đối với chồng của Vũ Nương.Trong đoạn văn có s”

  1. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh

    Trả lời
  2. ” Chuyện người con gái Nam Xương ” của nhà văn Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công lòng yêu thương,sự thủy chung đối với chồng của Vũ Nương (1)  Khi xa chồng :Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. , nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm tháng: “mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”. (2) Nàng mơ về  một tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng của mình trên vách mà rằng cha Đản. Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót” (3) Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và chính cái  ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh. (4) Khi bị chồng nghi oan ,  Nàng hết  sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình(5) Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp con kẻ khó được nâng tựa nhà giàu ” (6) Tiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”. (7) Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan : “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng  đừng  một mực nghi oan cho thiếp”. (8) Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói thiết tha đó, nó còn cho ta thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng. (9) Khi không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng: Hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia, nghi thất” là niềm khát khao và tôn thờ cả đời giờ đã tan vỡ. (10) Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng những hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió.” (11) Đến nỗi đau chờ chồng dến hóa đá của “cổ nhân” nàng cũng không có được: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. (12) Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã  không còn có ý nghĩa. (13) Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại nên nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành. (14) Chao ôi ! Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá , đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh, phẩm giá còn cao hơn sự sống . (15) 
    – Trợ từ : In đậm .
    – Câu cảm thán : gạch chân .

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới