Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ em thích nhất trong bài Viếng Lăng Bác trong đó có sử dụng cụm tính từ cụm động từ

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ em thích nhất trong bài Viếng Lăng Bác trong đó có sử dụng cụm tính từ cụm động từ cụm danh từ

1 bình luận về “Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ em thích nhất trong bài Viếng Lăng Bác trong đó có sử dụng cụm tính từ cụm động từ”

  1.     Trong bài “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương thì em thích nhất là khổ thơ thứ hai. Nó không giống như thứ nhất là nói lên cảm xúc của Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác thì trong khổ thứ hai này đã hiện ra được hình ảnh Bác Hồ vĩ đại, đồng thời ta thấy được sự kính trọng, ngưỡng mộ của nhà thơ và nhân dân. 
                                    “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
                                      Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
                                      Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
                                      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
      Ngay khi mở đầu khổ thơ thứ hai tác giả đã sử dụng từ “ngày ngày” để gợi ra dòng chảy của thời gian, luôn tuần hoàn đều đặn. Hình ảnh “mặt trời” được nhắc đến trong khổ thơ đầu chính là mặt trời tự nhiên, là thứ ánh sáng thuần khiết mang lại sự sinh sôi, nảy nở. Mặt trời này thật là vĩ đại, thật rộng lớn. Nhưng “mặt trời” ở khổ thơ thứ hai này là một hình ảnh ẩn dụ nhằm chỉ Bác Hồ trong lăng. Mặt trời này còn to và vĩ đại hơn nữa. Nhờ mặt trời này đi tìm đường cứu nước mà đất nước bây giờ mới có thể yên bình, độc lập. Và một lần nữa từ “ngày ngày” lại được nhắc tới để chỉ dòng chảy thời gian. Trong không khí thiêng liêng, mọi người ai cũng lặng lẽ xếp hàng dài. Ai cũng mang cảm xúc nhớ thương, tiếc nuối. Họ là những người con đến thăm Người, tác giả đã ví họ như những tràng hoa kết thành, mỗi tràng hoa đều chứa đựng những tình cảm thắm thiết để dâng lên Người. Họ dâng bảy mươi chín mùa xuân mà Bác đã trải qua, được đón nhận khi còn sống cùng dân tộc, c sống cùng với non sông. Bằng thể thơ tám chữ biến thể, tác giả đã thành công truyền tải nội dung tới người đọc. Đó là sự ca ngợi về Bác Hồ – người đã dành hết tuổi xuân của mình tìm đường cưú nước và giải phóng đất nước. Qua đó, chúng ta thấy rằng khổ thơ thứ hai này của bài thơ thật đẹp, thật ấn tượng đối với các độc giả. Mặc dù Bác bây giờ đã không còn nhưng những hình ảnh về Bác sẽ còn sống mãi với dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, là chủ nhân tương lai của đất nước, em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của Bác.
    * Chú thích :
    – Cụm danh từ : các động giả
    – Cụm động từ : sự ca ngợi
    – Cụm tính từ : thật rộng lớn
    #Tâm

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới