Viết phần mở bài và phân tích khôt thơ đầu của bài thơ sang thu (Không chép mạng,TLHN+5*)

Viết phần mở bài và phân tích khôt thơ đầu của bài thơ sang thu
(Không chép mạng,TLHN+5*)

1 bình luận về “Viết phần mở bài và phân tích khôt thơ đầu của bài thơ sang thu (Không chép mạng,TLHN+5*)”

  1. Mùa thu là mùa giao thoa của đất trời cuối hạ đầu đông. Nó mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, dịu dàng của cả hai cuối năm. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ thậm chí cả nhạc sĩ. Một trong số những tác giả viết rất hay về đề tài này là Hữu Thỉnh với bài thơ tiêu biểu là ” Sang thu “. Trong bài thơ, khổ 1 đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên mùa thu tươi đẹp.
    Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền nhà nước. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh về chủ đề thiên nhiên và con người. Bài thơ ” Sang thu” được sáng tác năm 1977 khi đất nước ta đã thống nhất 2 năm. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
    Mở đầu bài thơ, là sự chuyển mùa từ hạ sang thu, tác giả đã cho ta cảm nhận được một sự bất ngờ từ mùa thu:
    ” Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se”
    Cụm từ “bỗng nhận ra” thể hiện một trạng thái chưa hề chuẩn bị, một cảm xúc ngỡ ngàng khi mùa thu tới. Nhưng có lẽ, chính sự bất ngờ đó đã tạo nên cơ duyên may mắn khi ông có dịp quan sát được sự chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu. Hình ảnh “hương ổi” là mùi hương đặc biệt của mùa thu. Nó có thể rất quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng nó rất mởi mẻ, rất lạ trong thơ. Ở miền Bắc, chỉ có mùa thu mới có ổi chín nên nghe phảng phất mùi hương ổi là biết mùa thu đã về. Ngoài Hữu Thỉnh ra còn có nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng có sự sáng tạo khi chọn hình ảnh cốm để làm tín hiệu báo mùa thu về:
    ” Sáng mát trong như sáng năm xưa
    Gió thổi mùa thu thương cốm mới”
    Động từ “phả” thật độc đáo và sáng tạo. Phả ở đây không phải là hòa quyện hay hòa vào mà là sự miêu tả nhẹ nhang của hương ổi trong gió se lạnh. Nó như khẳng định sự chọn lọc kĩ càng của nhà thơ hay sự tinh tế của một người thi sĩ.
    Cách chọn lọc hình ảnh của ông thật sự rất độc đáo và tinh tế. Trước nhà thơ Hữu Thỉnh có nhà thơ Lưu Trọng Lưu, hình ảnh mùa thu được hiện lên trong tác phẩm là hình ảnh lá vàng rơi trong bài ” Chín thu “:
    ” Em nghe không rừng thu
    Lá thu kêu xào xạc
    Con nai vàng ngơ ngác
    Đạp trên lá vàng khô “
    Nếu như các nhà thơ trước nếu viết về đề tài mùa thu thường lấy tín hiệu lá vàng rơi để báo hiệu thu về thì Hữu Thỉnh có sự sáng tạo trong việc chọn hình ảnh. Ông không viết theo một khuôn mẫu như các nhà thơ trước mà ông sử dụng hình ảnh hương ổi, gió se,.. để báo hiệu mùa thu về.
    Quay trở lại bài thơ ở hai câu thơ tiếp theo, nối tiếp hình ảnh “hương ổi” là sự xuật hiện của làn sương đầu thu
    ” Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về”
    Từ láy ” chùng chình” có ý nghĩa là cố ý chậm lại, làn sương kia như chưa muốn rời khỏi, có ý đi chậm lại, để níu kéo một thứ gì đó. Sương giăng mắc nhẹ nhàng , chuyển động chầm chậm nơi đường thôn xóm ngõ. Tình thái từ” Hình như ” gợi sự cảm nhận chưa dứt khoát, còn bảng lảng chưa chắc chắn về mùa thu. Câu thơ như một lời thăm hỏi, một sự ngỡ ngàng, chưa thể tin được đã chuyển từ hạ sang thu. Bức tranh chuyển giao giữa hạ sang thu còn chưa rõ ràng, rõ nét.#quachthienan2007

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới