Nêu ra 2 lí lẽ và bằng chứng về hiện tượng nhiều bạn học sinh hiện nay quá mải mê với các trò chơi điện tử.

Nêu ra 2 lí lẽ và bằng chứng về hiện tượng nhiều bạn học sinh hiện nay quá mải mê với các trò chơi điện tử.

2 bình luận về “Nêu ra 2 lí lẽ và bằng chứng về hiện tượng nhiều bạn học sinh hiện nay quá mải mê với các trò chơi điện tử.”

  1. Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một trong số đó phải kể đến là tình trạng nghiện Game online của trẻ em hiện nay.
    Thực tế hiện nay thị trường Game online rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng. Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. Người chơi không cần phải ra quán net hay phải có máy tính, laptop nữa mà chỉ cần chiếc điện thoại cũng có thể trở thành game thủ chính hiệu.
    Nguyên nhân của việc ngày càng nhiều trẻ em nghiện game online không thể không nhắc đến đó là sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ. Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop. Việc các em thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chơi và nghiện game online. Ngoài sự quản lí lỏng lẻo của phụ huynh thì tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,…
    Hậu quả của việc nghiện game online đầu tiên phải kể đó là sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ khi mà trong suy nghĩ của các em lúc nào cũng hướng về game, bỏ qua lời dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Không những thế, nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn, thực tế có nhiều trường hợp trẻ em trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game… Bên cạnh đó, việc chơi game nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. Đó là những hậu quả tất yếu của việc nghiện game.
    Để khắc phục tình trạng nghiện game online ở trẻ em cần lắm những sự chung tay của người lớn. Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn để bảo đảm hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi bạo lực quá sớm.
    Chúng ta cần thẳng thắn phê phán những hành vi cổ vũ các em nhỏ tham gia trò chơi bạo lực để nhằm mục đích tư lợi; phê phán những bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình để chúng tự do chơi các trò chơi điện tử không có chọn lọc.
    Chơi game online để giải trí không xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là hành vi đáng bị lên án. Mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy con thông minh để chúng phát triển tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội.

    Trả lời
  2. Lí lẽ 1: Có thể nói trò chơi điện tử là một người bạn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đó là những trò chơi phiêu lưu, giải đố giúp con người được giải trí bộ não, đồng thời hình thành tính nhanh nhẹn nâng cao khả năng tư duy trong hoạt động hàng ngày. Thông qua nhiều trò chơi khác nhau, tiếp xúc với các giao diện màn hình, máy tính, sự tò mò sách chinh phục thử thách sẽ dần hình thành trong trí óc một mọi người. Vì vậy, trò chơi điện tử ra đời là một phát minh được chấp nhận và ủng hộ nhiều nhất. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh hiện nay quá mải mê với các trò chơi điện tử, sự lạm dụng vượt mức đã đẩy các bạn vào chiều sâu của thế giới ảo, biến một phát minh bổ ích thành con đường gián tiếp phá hủy tương lai và bộ não của một thế hệ. Đây là một hiện tượng đáng được phụ huynh quan tâm lo lắng nhất hiện nay.
    Lí lẽ 2: Trò chơi điện tử có tác hại nghiêm trọng đối với học sinh ngày nay. Tồn tại xung quanh ta, có muôn vàn những thắc mắc, những vấn đề được đặt ra mà chưa được trả lời một cách thỏa đáng. Không phải ngẫu nhiên, trò chơi điện tử là một ẩn số đó, mà mặt hại của nó là cơn sốt đang được chúng ta quan tâm hàng đầu. Có thể nói tác hại của điện tử là một loại giặc Vô cùng nguy hiểm không đánh như vũ bảo mà gặp nhóm như tằm ăn dâu. Đi từ việc sao nhãng học tập, tạo nên mối lo ngại cho phụ huynh, thầy cô trong nhà trường. Việc ngồi chơi điện tử truyền miệng còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau lưng, mỏi mắt, hại não, nhiều bạn còn quên cả ăn uống đúng thời gian quy định. Những mặt tiêu cực đấy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gián tiếp phá hỏng cả một thế hệ tương lai đất nước. Có nhiều bạn còn lừa dối gia đình, trộm cắp chỉ để có tiền chơi game. Hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải đối mặt nhiều vấn đề mà ai nấy cũng đều kinh hoàng thốt lên vì sức hãm hại vô hình của trò chơi điện tử này.
    Bằng chứng: Các bạn trẻ độ hay dành thời gian cả ngày chơi game dần dần dẫn đến “nghiện” suốt tuần vui đầu vào trò chơi vô bổ này mà bỏ bỏ hàng ngàn kiến thức xung quanh. Hiện nay số bạn trẻ nhận ra tác hại của trò chơi điện tử thì rất ít, còn số lượng giai đoạn và đam mê ngày càng nhiều, tạo nên làn sóng dữ dội, phá hỏng cả một thế hệ tương lai. Đứng trước hoàn cảnh này, chúng ta cần phê phán thực gay gắt nhằm xóa bỏ thứ trò chơi điên rồ này. Giúp học sinh nhận thức được hiện tượng gây hại não này mà tập trung học tập, bồi dưỡng tri thức, xem việc học là ưu tiên hàng đầu. Có như thế, các bạn mới cân bằng thời gian học tập chính mình, việc chơi game vừa giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng vừa cải thiện khả năng tư duy, sáng tạo trong mọi việc khó khăn.
    HỌC TỐT!!
    #Tran Bao Ngan08

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới