Lập dàn bài cho Đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối trong Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạ

Lập dàn bài cho Đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối trong Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó liên hệ với lí tưởng sống của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay: Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

1 bình luận về “Lập dàn bài cho Đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối trong Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạ”

  1. 1. Mở bài:
    – Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
    • Phạm Tiến Duật là nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
    • Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của ông là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là 3 khổ cuối.
    2. Thân bài:
    a. Khái quát chung về tác phẩm, 3 khổ cuối:
    • Bài thơ được sáng tác năm 1969, in trong tập Vầng trăng quầng lửa của nhà thơ.
    • Bài thơ khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe trên đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.
    • Ba khổ cuối: khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe với tình đồng chí, đồng đội thắm thiết cùng ý chí, quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.
    b. Phân tích:
    * Khổ 5, 6: Tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe:
    • Hình ảnh “những chiếc xe từ trong bom rơi”: gợi lên sự khốc liệt của chiến tranh cũng như sự gan góc, dũng cảm của những người lính.
    • Trải qua quãng đường dài, những người lính tụ họp cùng nhau thành “tiểu đội”, vui vẻ, quây quần.
    • Tình đồng chí, đồng đội được xây dựng lên từ những lần tụ họp như thế, từ những cái “bắt tay” nhau vội vã qua “cửa kính vỡ rồi”. (So sánh với thơ Chính Hữu).
    • Tình cảm đồng chí đồng đội còn được xây dựng qua những phút giây nghỉ ngơi ngắn ngủi, cùng nhau quây quần bên “bếp Hoàng Cầm”, ngủ trên “võng mắc chông chênh”.
    • Phạm Tiến Duật đã chỉ ra khái niệm gia đình thật đơn giản “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn như anh em trong nhà.
    – Câu thơ cuối “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”:
    • “Lại đi, lại đi”: một hành động được lặp lại vô số lần.
    • “Trời xanh”: hình ảnh ẩn dụ cho bầu trời của hoà bình, tự do.
    • Những người lính tiến cứ đều đặn lái xe về phía trước, với ý chí quyết tâm giành lại tự do, hoà bình cho dân tộc.
    * Khổ cuối: Ý chí và quyết tâm chiến đấu vì miền Nam:
    • Những thiếu thốn vật chất càng tăng thêm so với khổ 1: “không có kính”, “không có đèn”, “không có mui xe”, “thùng xe có xước”.
    • Vậy nhưng những người lính lái xe vẫn vượt qua mọi khó khăn để tiến về phía trước vì miền Nam vì “trong xe có một trái tim”.
    • Hình ảnh “trái tim”: hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho những người lính lái xe.
    • Hai từ “chỉ cần” ở đầu câu thơ cuối cho thấy thái độ ngang tàng, hiên ngang của những người lính lái xe.
    • Nhịp thơ ở đây cũng dồn dập hơn, gấp gáp hơn, như nhịp hành quân vội vã.
    • Câu thơ cuối là câu thơ đẹp nhất của bài thơ, thể hiện ý chí, sự quyết tâm của những người lính lái xe Trường Sơn.
    c. Đánh giá nội dung, nghệ thuật:
    – Nội dung: ba khổ cuối là những câu thơ về tình cảm đồng chí đồng đội thắm thiết, nghĩa tình của những người lính lái xe cùng ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
    – Nghệ thuật:
    • Chất liệu hiện thực cùng giọng thơ khỏe khoắn, vui tươi.
    • Nhịp thơ biến đổi linh hoạt
    • Các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ được sử dụng rất thành công.
    3. Kết bài:
    • Khẳng định lại giá trị của bài thơ và 3 khổ cuối bài thơ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới