đưa ra ví dụ trong từng trường hợp về cách sử dụng từ ngữ địa phương và giải thích có nên sử dụng từ ngữ địa phương hay không

đưa ra ví dụ trong từng trường hợp về cách sử dụng từ ngữ địa phương và giải thích có nên sử dụng từ ngữ địa phương hay không ?
1.Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương
2.Người nói chuyện với mình là người địa phương khác
3.Khi phát biểu ý kiến với lớp
4.Khi làm bài tập làm văn
5.Khi viết về đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo
6.Khi nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng việt

1 bình luận về “đưa ra ví dụ trong từng trường hợp về cách sử dụng từ ngữ địa phương và giải thích có nên sử dụng từ ngữ địa phương hay không”

  1. 1. Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
    a) Từ ngữ địa phương là từ ngữ chủ yếu được lưu hành, sử dụng trong phạm vi hẹp, gắn với một hoặc một số địa phương nào đó. Ví dụ:
    Từ ngữ địa phương
    Từ ngữ toàn dân (tương ứng)
     biu điện, lịu đạn (Bắc Bộ)
     dề, dui dẻ (Nam Bộ)
    – bưu điện, lựu đạn
    – về, vui vẻ
     mần, trốc (Nghệ Tĩnh)
     mè, thơm, heo, tô, cây viết, ghe, mắc cỡ (Nam Bộ)
     mô, tê, rứa, nác, tru (Thanh – Nghệ Tĩnh)
    – làm, đầu
    – vừng, dứa, lợn, bát to, cây bút, thuyền, xấu hổ
    – đâu, kia, thế, nước, trâu
    b) Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sứ dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định (Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,…).
    Một số ví dụ về biệt ngữ xã hội:
    – Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,
    – Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,…
    – Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,
    – Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,
    – Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa,
    2. Việc sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội
    – Từ địa phương và biệt ngữ xã hội cần được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Cụ thế, hai loại từ này chỉ nên dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, khi đối tượng giao tiếp là người ở cùng địa phương với mình, cùng thuộc tầng lớp xã hội như mình, cùng làm một nghề nghiệp, cùng hoạt động trong một lĩnh vực như mình. Nếu không chú ý điều này thì việc dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội trở nên không phù hợp, ảnh hưởng xấu tới kết quả giao tiếp.
    – Mặc dù vậy, ở một chừng mực nào đó, ta vẫn chấp nhận việc sử dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội trong một số tác phẩm vãn học. Các từ địa phương và biệt ngữ xã hội này có tác dụng tạo màu sắc địa phương cho con người, cảnh vật được nói tới trong tác phẩm, hoặc khắc hoạ được tính cách của các nhân vật trong tác phẩm. Dưới đây là một ví dụ về việc dùng từ địa phương trong thơ:
    Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
    Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai ?
    […]
    Tàu bay hắn bắn sớm trưa.
    Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…
    (Tố Hữu, Mẹ Suốt)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới