Giúp mình với ạ Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu

Giúp mình với ạ

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu

1 bình luận về “Giúp mình với ạ Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu”

  1. Mùa thu luôn là đề tài, là cảm hứng quen thuộc lâu đời của thơ ca.Trong kho
    tàng văn học dân tộc ta đã từng biết đến một mùa thu trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến, thu
    ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, dào dạt và đượm buồn trong thơ Xuân Diệu.Và thật bất ngờ
    khi ta gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang thu”.
    Bài thơ được sáng tác năm 1977 khi đất nước mới giành được độc lập 2
    năm. Đây cũng là một trong những mùa thu và những người lính như Hữu Thỉnh lần đầu tiên
    được cảm nhận vẻ đẹp của nó trong không khí hòa bình.“Sang thu” ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu
    tới có những tín hiệu đầu tiên. Viết về mùa thu các tác giả thường dùng những chất liệu quen
    thuộc: Sắc vàng của hoa cúc, của lá vàng rơi hay tiếng lá xào xạc của lá ngô đồng, của rặng
    liễu… Cò riêng Hữu Thỉnh lại đón nhận mùa thu bằng những cảm nhận tinh tế, giản dị:

    “Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se”

    + Thu của Hữu Thỉnh được bắt đầu bằng một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se”
    – thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” – mùi
    hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
    + Động từ “Phả” giàu sức gợi cảm, là động từ mạnh diễn tả mùi hương thơm nồng nàn, lan tỏa.
    Hương ổi “phả” vào trong “gió se” đem đến cho người đọc một sự liên tưởng thú vị: khiến cho
    hương thơm ấy như sánh lại và đậm đặc hơn. Làn gió heo may đã đưa hương ổi lan tỏa khắp các
    đường ngõ, thôn xóm. Để rồi ta nhận ra trong gió có mùi thơm hương ổi nồng nàn một tín hiệu
    rõ nhất báo mùa thơ về.
    + “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm
    trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ. => Hương ổi
    ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu ( cũng như chim én là sứ giả của mùa
    xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ” đến mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay biết.
     Kể từ đây tín hiệu chuyển mùa khi thu về không chỉ là sắc lá vàng bay, là hoa cúc vàng nở
    rộ, là rặng liễu đìu hiu… mà vị sứ giả đầu tiên mang đến mùa thu cho mỗi chúng ta là “hương
    ổi” một thứ hương quê mộc mạc, dân dã vốn đã rất thân thuộc với mọi người. Ở đây Hữu Thỉnh
    đã có một hình ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ so với thơ văn cổ viết về mùa thu, nhưng lại vô
    cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc
    mỗi độ thu về.Chuyển ý: Tín hiệu sang thu không chỉ bằng hương ổi, gió se mà còn được gợi ra bằng hình ảnh
    “sương thu”. Với Hữu Thỉnh sương thu không chỉ đẹp, nhẹ nhàng, mong manh hư ảo mà còn rất
    con người nó đang ngập ngừng lưu luyến trước bước đi của thời gian:

    “Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về”

    + Nhà thơ đã nhân hóa làn sương qua từ láy “chùng chình”. Phép tu từ ấy đã thổi hồn vào
    những sự vật vô tri, vô giác để làn sương mỏng manh ấy như có tâm hồn, có cảm nhận riêng
    như ai đó đang nửa muốn đi, nửa muốn ở, ngập ngừng vương vấn khi bước chân qua ngưỡng
    cửa mùa thu. Câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc.
    * Liên hệ mở rộng: Với nhà thơ Nguyễn Du thì mùa thu như khói biếc: “Thành xây khói biếc,
    non phơi bóng vàng”. Còn nhà thơ Tàn Đà thì sương thu nhẹ nhàng như hơi thở của làn khói: “
    Khói thu xây thành”
    + Ở đây sương thu của Hữu Thỉnh, không phải là làn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca
    dao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà
    thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là
    “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra những làn sương mỏng manh, mềm mại, giăng mắc  màn
    khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền
    ảo, thong thả, bình yên.
    – “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực của làng quê, nhưng cũng có thể là con ngõ thong giữa hay mùa
    hạ và thu chăng? Tâm trạng sang thu hay tâm trạng con người đang lưu luyến đợi chờ , tiếc nuối
    một điều gì đó trước ngưỡng cửa thời gian.
    ; Như vậy tín hiệu chuyển mùa được tác giả cảm nhận bằng tất cả các giác quan: khứu giác 
    (hương ổi), xúc giác (gió se) rồi đến thị giác (làn sương), tuy vậy trước những tín hiệu ban đầu
    ban đầu của khoảnh khắc giao mùa, cảm xúc của nhà thơ còn mơ hồ chưa rõ ràng. Cảm xúc ấy
    còn được thể hiện qua từ “bỗng” diễn tả tâm trạng bất ngờ như chưa kịp chuẩn bị. Và từ: “Hình
    như thu đã về”. Câu thơ như lời tự hỏi lòng mình là một câu hỏi tu từ thể hiện sự ngạc nhiên,
    ngỡ ngàng . Từ “Hình như” là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, một tâm trạng mơ hồ, phân vân,
    không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ
    nhàng quá, mơ hồ quá.
    Câu thơ gợi một chút mơ hồ về thời gian rõ nét đồng thời Hữu Thỉnh đã rất tinh tế thể hiện
    được những cảm nhận về cảm xúc giao mùa của đất trời, của lòng người một cách ngất ngây và
    say đắm. Phải là một con người có tâm hồn yêu thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm
    nhận được những tín hiệu ban đầu của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.- Bằng biện pháp tu từ nhân hóa, các hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi
    cảm, thể thơ năm chữ, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những
    cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm
    dịu,trong sáng nên thơ…ở vùng đông bằng Bắc Bộ để từ đó gửi gắm những suy nghĩ rất sâu sắc
    về con người và cuộc đời.Đã rất nhiều năm trôi qua nhưng đến nay bài thơ “ sang thu” vẫn còn nguyên giá trị.
    Những khổ thơ trên đã góp phần làm nên thành công ấy cho bài thơ. Bài thơ mang một chút
    buồn, dịu dàng và lặng lẽ, thiên nhiên và con người cùng một nhịp sang thu. Cảnh thu và tình
    thu đang lồng vào nhau, thắm thiết và lưu luyến bồi hồi, vừa trang nghiêm, vừa chững chạc.
    Một mùa thu thật đẹp, lặng lẽ và dịu dàng, gửi gắm vào đó là tình cảm của con người với quê
    hương, đất nước. Với những giá trị ấy Hữu Thỉnh cùng với “sang thu” sẽ sống mãi trong lòng các bạn hôm nay và mai sau
    # bài soạn này ở trên trường mik gửi zô file bạn tham khảo (không có trên mạng nha)lọc ý giúp mik. đây là khổ thơ đầu á
    ##thiemtranvanthiemnote:Thảo My

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới