” Đạo là lẽ đối xử hằng ngày…tệ nạn ấy ” Câu 1: Văn bản trên viết theo thể loại nào ? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại ấy

” Đạo là lẽ đối xử hằng ngày…tệ nạn ấy ”
Câu 1: Văn bản trên viết theo thể loại nào ? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại ấy
Câu 2: Nêu nội dung và PTBD của đoạn trích
Câu 3: ” Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo ” Thuộc kiểu câu gì ? Tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học qua câu văn này?
Câu 4: Tam cương, ngũ thường. Theo em nghĩa của chúng là gì ?
Câu 5: Giải thich lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phậm câu in đậm dưới đây:
” Phép dạy , nhất định phải theo Chu Tử, lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học thứ thứ ngư ngũ kin, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm ”

2 bình luận về “” Đạo là lẽ đối xử hằng ngày…tệ nạn ấy ” Câu 1: Văn bản trên viết theo thể loại nào ? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại ấy”

  1. Câu 1 :
    – Thể loại : Tấu
    – Đặc điểm : là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
    Câu 2.
    – Nội dung : Phê phán những lối học sai lệch lạc, sai trái. Giúp hiểu được mục đích và tác dụng của việc học. Muốn học tốt phải đi đôi với hành
    – PTBĐ : Nghị luận
    Câu 3.
    – Kiểu câu : Trần thuật
    – Bày tỏ suy nghĩ : Khẳng định ý nghĩa, vai trò của việc học, việc trau dồi, nâng cao kiến thức, trình độ. Làm người mà không học tập, không trau dồi thì thiếu hiểu biết, khó mà làm việc lớn, tỏa sáng, có vị trí trong xã hội.
    Câu 4
    -Là thước đo chuẩn mực của một con người trong mọi sinh hoạt chính trị và an ninh xã hội. Nếu hoàn thiện 3 mối quan hệ ( quân thần, phụ tử, phu phụ ) và 5 đức tính ( nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ) có thể trở thành bậc hiền nhân
    Câu 5.
    Lí do vì :
    – Sắp xếp cách học theo thứ tự từ thấp -> cao, dễ -> khó, đơn giản -> phức tạp. Học rộng, nghĩ sâu biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Học phải đi đôi với hành

    Trả lời
  2. Giải đáp:Câu 1: Văn bản trên viết theo thể loại nào ? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại ấy
    => •Thể loại : Tấu
    •Đặc điểm của thể tấu: thể loại như văn thư , được dùng khi thần dân , người dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc , ý kiến, đề nghị gì đó. 
    Câu 2: Nêu nội dung và PTBD của đoạn trích
    => •Nội dung:Phê phán những cách học sai trái , sai lệch , lệch lạc. 
    •PTBĐ:Nghị luận
    Câu 3: ” Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo ” Thuộc kiểu câu gì ? Tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học qua câu văn này?
    => •Câu:”Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo ” thuộc kiểu câu trần thuật. 
    •Tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học qua câu văn là : việc học rất quan trọng đối với mỗi chúng ta , ai cũng phải học, việc học là vô cùng cần thiết. . Không học sẽ không làm được gì . Cũng như viên ngọc vậy , ngọc không mài không thành đồ vật , không có giá trị. Người không học thì kém hiểu biết, không thể làm được những việc lớn lao , có ích cho đất nước. 
    Câu 4: Tam cương, ngũ thường. Theo em nghĩa của chúng là gì ?
    => Tam cương, ngũ thường là những gì thuộc chuẩn mực đạo đức xã hội ,  đời sống chính trị, xã hội .  
    Câu 5: Giải thich lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phậm câu in đậm dưới đây:
    ” Phép dạy , nhất định phải theo Chu Tử, lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học thứ thứ ngư ngũ kin, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm ” 
     => Lí do sắp xếp trật tự trong các câu như trên là bởi:
    -Để sắp xếp trình học từ thấp đến cao , từ những kiến thức , những điều cơ bản đến những phép học nâng cao dần. 
    -Thể hiện thứ tự  nhất định : lúc đầu học bồi tiểu học để lấy gốc , tội học từ “tứ thư” đến ” ngũ kinh” rồi đến “chư sử” 
    Lời giải và giải thích chi tiết:
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới