“Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp………như thế tôi không chịu được” Từ thái độ và hành động của nhân vật chị Dậu trong đ

“Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp………như thế tôi không chịu được”
Từ thái độ và hành động của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích trên, em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”

2 bình luận về ““Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp………như thế tôi không chịu được” Từ thái độ và hành động của nhân vật chị Dậu trong đ”

  1. Nghĩa đen : nước lũ mạnh làm cho vỡ đê vỡ bờ 
    Nghĩa bóng : sự chèn ép của Cai lệ đã làm cho chị Dậu bùng nổ đứng dậy phản kháng 
     MONG bạn vote 5* và tim giùm mik nha

    Trả lời
  2. “Tức nước vỡ bờ” là thành ngữ ám chỉ sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là quy luật tất yếu, con giun xéo lắm cũng quằn, ở đâu có áp bức, ở đó sẽ có đấu tranh. Trong đoạn trích này, chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn đã đứng lên để bảo vệ chồng của mình. Trước đó, chị đã quỳ lạy, van xin chúng nhưng với thái độ hống hách, ngang ngược và nhất quyết bắt trói anh Dậu, khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại. Hành động ấy là bộc phát, không giúp cho gia đình chị thoát khỏi cảnh bóc lột nhưng nó là một tín hiệu, là một lẽ tự nhiên khi con người ta bị chà đạp đến không còn nhân hình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới