Viết một đoạn (văn 200 chữ) trình bày ý nghĩa của việc làm chủ bản thân

Viết một đoạn (văn 200 chữ) trình bày ý nghĩa của việc làm chủ bản thân

2 bình luận về “Viết một đoạn (văn 200 chữ) trình bày ý nghĩa của việc làm chủ bản thân”

  1.    Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những thứ tiêu cực hay một thứ gì đó khiến chúng ta phải có những hành vi sai trái. Những lúc như vậy, việc tự chủ là rất cần thiết, để tránh những hậu quả khó lường. Vậy tự chủ là gì? Trước hết, tự chủ chính là tự làm chủ được bản thân, tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, ý thức và kiểm soát được hành động, lời nói của bản thân. Không vì một vấn đề không hay nào đó mà bị ảnh hưởng. Đã có rất nhiều tình huống mà trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể dễ dàng thấy được, đó là hậu quả của việc không kiểm soát được bản thân; có thể chúng ta đã từng được nghe qua hoặc thấy ở đâu đó về vụ án Lê Văn luyện – thiếu niên 17 tuổi cướp tiệm vàng ở Bắc Giang. Chỉ vì trong phút giây nông nỗi không kiểm soát được bản thân, cậu thiếu niên đã cướp đi ba sinh mạng và chiếm đoạt tài sản. Giá như lúc đó Lê Văn Luyện biết suy nghĩ, tự làm chủ được bản thân thì có lẽ cuộc đời cậu đã bước sang một trang khác tốt hơn. Qua đó, chúng ta có thể nhận biết một cách sâu sắc về việc tự làm chủ được bản thân trong mọi tình huống và thấy nó quan trọng đến nhường nào. Ngay từ xa xưa, ông cha tã đã hiểu và răn dạy con cháu mình rằng: “Một điều nhịn, chín điều lành” quả thật không sai, vì khi biết tự chủ, suy nghĩ thì mới có thể có những kết thúc tốt đẹp. Bản thân là học sinh, chúng ta nên rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp này vì một xã hội văn minh, phát triển.

    Trả lời
  2.  Trong cuộc sống của chúng ta, để có thể thành công thì trước tiên phải biết làm chủ bản thân của mình. Việc tự làm chủ bản thân có tầm quan trọng rất lớn và mang đến nhiều lợi ích. Làm chủ bản thân là như thế nào ? Đó là ta biết tự điều khiển hành động, suy nghĩ và ý thức của chính mình. Làm chủ bản thân là không để ta bị ảnh hưởng bởi những lí do, điều kiện và một số người nào đó. Biết kiên định, tôn trọng và luôn giữ vững lâp trường. Tuy nhiên, có câu ” Hiểu sai còn tệ hơn không hiểu ”. Ở đây, làm chủ bản thân là tôn trọng ý kiến bản thân nhưng không vì thế mà ta coi thường quan điểm, nhận xét của người khác. Phải biết giữ vững lập trường cá nhân nhưng cũng tôn trọng ý kiến của người khác. Bản thân ta nếu biết làm chủ thì sẽ tự biết lựa chọn quan điểm nào đúng đắn để nghe theo, thực hiện theo hoặc vẫn có định kiến của riêng mình. Bác Hồ – người đứng đầu cả một đất nước hàng trăm triệu con người Việt Nam. Bác vẫn luôn luôn tự làm chủ được bản thân của mình nên nhờ đó Bác đã làm một vị chủ tịch đúng đắn và lí trí. Nhưng Bác cũng hết sức biết lắng nghe ý kiến của tất cả đồng bào và Bác biết lựa chọn, làm chủ ý thức bản thân để lọc ra ý kiến chính xác. Đó là khái niệm và những biểu hiện rõ ràng từ Bác Hồ và trong cuộc sống vẫn còn hàng ngàn người tự biết làm chủ bản thân. Và cũng có thể tồn tại đâu đó những con người chỉ biết ngeh và làm theo người khác bất chấp đúng sai, tốt xấu. Từ đó, làm nên những việc sai trái, tạo nên sự thất bại đáng buồn cho cuộc sống bản thân. Vì thế, ta phải làm chủ cuộc sống và bản thân để có thành công.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới