đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Không có gì tự đến đâu Con.. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm k

đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Không có gì tự đến đâu Con..
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực!
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Câu `1:` Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ.
Câu `2:` Bài thơ được viết theo thể thơ nào.
Câu `3:` Bài thơ nhắn nhủ của ai nói với ai
Câu `4:` Trong câu thơ “Mùa bội thu trải một nắng hai sương” . Thành ngữ “Một nắng hai sương” có ý nghĩa gì?

2 bình luận về “đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Không có gì tự đến đâu Con.. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm k”

  1. Câu 1:
    Xác định phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
    Giải thích: Thơ thường sử dụng yếu tố Biểu cảm là chủ đạo. “Không có gì tự đến đâu con…” câu này đang chỉ lời khuyên răb của mẹ, và mẹ đang tỏ thái độ nghiêm túc khi nói câu này ra, muốn nói rằng thành công phải trải qua bao vất vả.
    Câu 2:
    Thể thơ: Tự do.
    Giải thích: Các câu trên có câu 7, câu 8 
    -> Không theo quy luật nào hết.
    => Tự do.
    Câu 3:
    Bài thơ là lời nhắn nhủ của mẹ đối với con (thông qua từ “Con” thường được dùng giữa người mẹ với con mình, nhằm muốn tạo sự gần gũi.)
    Câu 4:
    “Một nắng hai sương” có nghĩa là chỉ sự vất vả của người nông dân thời xưa, họ đi từ sớm và về rất khuya để làm lụng.
    “Mùa bội thu trải một nắng hai sương” ý chỉ là để có một mùa bội thu, mùa lúa chín trĩu hạt phải trải qua vất vả bao ngày của người nông dân.

    Trả lời
  2. Câu 1 : 
    – Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm 
    -> Vì : (Thơ thường là biểu cảm) Có chứa yếu tố tình cảm , cảm xúc , cách nhìn nhận hay đánh giá về một điều gì đó trong cuộc sống
    Câu 2 : 
    – Bài thơ viết theo thể thơ : Tự do 
    -> Vì : Có dòng thì 7 chữ , dòng thì 8 chữ 
    Câu 3: 
    – Bài thơ là lời nhắn nhủ của người cha , của mẹ muốn gửi gắm cho con 
    -> Vì : Không có gì tự đến đâu Con..
    Câu 4 : 
    – Thành ngữ “Một nắng hai sương” : Chỉ sự vất vả , cực khổ của những người làm nông . Phải trải qua ngày tháng “Đi sớm về khuyu”để có thể gặt hái được thành quả xứng đáng , mùa bội thu

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới