C1 : trình bày ý nghĩ của em vè hình ảnh chiếc lược ngà C2 : đóng vai bé thu kể lại câu truyện chiếc lược ngà

C1 : trình bày ý nghĩ của em vè hình ảnh chiếc lược ngà
C2 : đóng vai bé thu kể lại câu truyện chiếc lược ngà

2 bình luận về “C1 : trình bày ý nghĩ của em vè hình ảnh chiếc lược ngà C2 : đóng vai bé thu kể lại câu truyện chiếc lược ngà”

  1. Trình bày ý nghĩ của em vè hình ảnh chiếc lược ngà: Chiếc lược ngà chính là kỉ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con gái trước lúc hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Trước tiên, chiếc lược ngà ấy thể hiện tình cảm yêu thương, mong nhớ của ông Sáu dành cho con. Đó chính là hiện thân cho trái tim của người cha dành trọn vẹn cho đứa con gái duy nhất của mình.
    Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà: 
             Hạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi, nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi. Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này.
              Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự che chở, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về. Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to: “Ba đây con!”. Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!
                   Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba “giả” kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta, muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta và thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhõng nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rồi bỏ sang nhà ngoại. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thâm đỏ ửng trông tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng “Ba” thôi mà lại khó khăn thế. Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì.                           Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh, những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi. Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: “Thôi, ba đi nghe con!” Trong khoảnh khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: “Ba!” Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua. Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau. Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi, tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi. Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại. Đau đớn làm sao!
                  Giờ đây tôi đã khôn lớn, trưởng thành không còn trẻ nít, bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ, biết giúp ích cho đời. Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trống khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi. Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình.

    Trả lời
  2. Đóng vai chiếc lược ngà
    • Mở bài :
    – Tôi là Thu. Từ nhỏ đã không biết mặt cha của mình vì ông ấy đã phải ra chiến trường
    – Tôi sống cùng với mẹ, và tôi được mẹ cho xem ảnh chụp của ba và mường tưởng ba trong trí tưởng tượng của mình
    – Lúc lên 8 tuổi, ba của tôi được đơn vị cho nghỉ phép để về nhà. Sau 8 năm bị chia cắt, đáng lẽ trong ba ngày ấy tôi phải dành hết tình thương của mình cho ba nhưng tôi lại không nhận ba của mình bởi vì chiếc sẹo trên mặt của ba. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được khoảng khắc ấy. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe chi tiết hơn về cái ngày ba về mà tôi không nhận ba và những những kỉ niệm tôi cùng ba
    1. Thân bài:
    – Tôi sống ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi mà chiến tranh xảy ra rất khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Cũng như bao người khác, ba của tôi đã nghe theo tiếng gọi Tổ quốc tham gia kháng chiến khi tôi vừa tròn một tuổi. Ngày ngày ngắm nhìn bức ảnh của ba, rồi nghe chyện kể của má về cha của mình, càng khiến cho tôi càng them ngưỡng mộ về cha của mình hơn
    – Năm tôi lên tám tuổi, nghe được thông tin từ má là ba sắp được nghỉ phép để về nhà, tui hét toáng nhảy cẫn lên vì quá đỗi vui mừng. Từ khi nghe được tin đó, ngày  nào tôi cũng đứng ở cổng đứng trông ngóng ba tôi. Cho đến một buổi chiều nọ, có một người lính với vẻ mặt hung tợn và vết sạo trên mặt ửng đỏ làm cho tôi hoảng sợ. Người lính nhìn tôi rồi chạy lại hay tay dang rộng rồi nói: Thu con! Tôi mở to đôi mắt nhìn về phía người đàn ông này, trong lầm thầm nghĩ khogno biết người đàn ông trước mật mình là ai. Mặt tôi tái đi, vội chạy trong nhà và kêu má: Má! Má!. Má . Nhưng thật cay đắng khi biết là, má tôi đi ra và ôm chầm lấy người đó, và  đối xử rất thaan thiết như một người gặp đã lâu.

    – Khi người đàn ông ấy ở nhà , lúc nào cũng sát lại gần tôi và muốn ôm tôi nhưng tôi cự tuyệt đẩy ra và nhất quyết không nghe lời mẹ mình nói người đàn ông đó một tiếng là “ ba”. Nghe mẹ tôi bảo ba vô ăn cơm thì tôi nói:
      _ Thì má cứ kêu đi
    Mẹ tôi nổi giạn giơ đũa bếp dọa đánh tôi, mang nỗi ất uất trong lòng tôi gọi người đàn ông đó một giọng nói trống không:
    _ Vô ăn cơm
    Người đàn ông đó vẫn ngồi im, tôi tức giận hét to hơn:
    _ Cơm chin rồi
    Tôi quay qua nói với mẹ :
     
    _ Con kêu rồi mà người ta không chịu nghe
    • Mẹ tôi đi mua thêm thức ăn, dặn tôi là có cái gì cần giúp thì hãy gọi ba Tôi ậm ừ không nói không rằng lui cui dưới bếp, khi nghe nồi cơm sôi, tôi giở nắp ra,lấy đũa bếp sơ qua. Vì nồi cơm hơi to, nhắm không thể chắt nước được tôi nhìn lên người đàn ông nói :
    _ Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái
    Người đàn ông đó giả vờ không nghe nên tôi lại kêu lên;
    _ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ
    Người ta vẫn đứng im thế là tôi hải lấy gáo múc từng ngụm nước ra ngoài.
    • Trong bữa cơm đó, người đàn ông đó gắp cho tôi một cái trứng cá siêu to. Tôi liền
    lấy đũa hất ra cơm văng tung tóe. Người đàn ông đó giơ tay đánh vào mông tôi một cái thật đau. Tôi lặng lẽ đứng dậy, bước tới bến, chèo thueyền sang nhà ngoại. Mẹ tôi đỗ dành tôi nhưng tôi không chịu qua.
    • Ngày hôm sau khi đi về với ngoại,, thấy mọi người đông đủ tụ hợp lại, tôi thấy mình như bơ vơ giữa dòng người đông đúc. Khi người đàn ông đó đi ngoảng mật lại nhìn tôi rồi nói:
    _ Ba đi nghen con.
    Lúc đó tôi đã hét thật to: “Ba….aaa”. Tôi leo lên cổ ba hun lên mặt, cổ rồi cả vết sẹo. Hồi tối nghe ngoại kể chyện tôi mới biết rằng vết sẹo của ba là do giặc bắn. Tôi ôm chặt ba thật chặt, bà ngoại đành phải dỗ dành tôi, là ba về ba sẽ mua cho tôi một chiếc lược.
    • Cho đến bây giờ khi nghe tin ba hy sinh, tôi đẫ rất ân hận và tiếc nuối.
    1. Kết bài
    Ngày hôm nay cầm món quà của ba tặng tôi cảm thấy rất nhớ ông ấy, cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ non nớt trẻ thơ làm ba buồn. Dù ba đã không còn nhưng tình cảm thiêng liêng của ông dành cho tôi tất cả đã gói ghém trong món quà: chiếc lược ngà

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới