SƯU TẦM GIÚP MÌNH NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC GIẢ, GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8 ( LÀM ƠN CÓ T

SƯU TẦM GIÚP MÌNH NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC GIẢ, GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8
( LÀM ƠN CÓ TÂM Ạ, 60 ĐIỂM LẬN ẤY 🙁 )

1 bình luận về “SƯU TẦM GIÚP MÌNH NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC GIẢ, GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8 ( LÀM ƠN CÓ T”

  1. I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA CÁC NHÀ VĂN HIỆN THỰC VIỆT NAM
    1. Nam Cao: ” Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”
    2. Ngô Tất Tố: ” Đánh phấn xoa nước hóa chọn quần áo nhử bạn đọc phụ nữ”
    3. Nguyên Hồng: ” Như rễ cây bám riết vào lòng đất càng sâu bao nhiêu thì càng vững chắc bấy nhiêu”
    4. Quan niệm: ” Viết còn để tìm cho chính mình một đời sống lâu dài trong tâm hồn mọi người và được yêu thương lại một cách nồng nàn với những mối tình đằm thắm tha thiết mênh mông”.
    5. ” Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”
    II. TÔI ĐI HỌC THANH TỊNH
    Nhận định: 
    1. Tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
    2. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. 
    3. Tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc…đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.
    4. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
    * Nguyễn Tuân: ” Đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu”
    III. TRONG LÒNG MẸ- Nguyên Hồng
     Nhận định:
    – Hồi kí của Nguyên Hồng không phải là những trang ghi chép một cách giản đơn, khô khan những sự việc đã qua. Ông viết hồi kí theo cách thức của một nhà văn với một rung động mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ.
    – Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng
    – Thạch Lam cho rằng: “Nguyên Hồng đã miêu tả thành công những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại“.
    – ” Thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì yêu thương nhau”( Những ngày thơ ấu)
    – “Trông bộ dạng Nguyễn Hồng, không ai nghĩ là một nhà văn. Mặt đen sạm, để râu dài, áo cánh màu xanh chàm, bốn túi, mũ lá, dép lốp xỏ cả hai quai hậu, đi xe đạp thiếu nhi Liên Xô, mất cả chắn xích lẫn chẵn bùn, đèo đằng sau một bị cói vừa đựng tài liệu, vừa đựng một chai rượu cuốc lủi, kèm theo mấy thanh giang chẻ lạt.”
    (Trích Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng)
    – Thạch Lam:
    “Tác giả tả một cách rõ ràng tuy nhanh chóng và có khi hơi vội vã. Văn lúc nào cũng minh bạch, giản dị, một đôi khi thấm thía rung động, có nhiều đoạn đẹp đẽ và sâu sắc. Những cảnh tả chân thực có vẻ sống sượng một cách vừa phải…”
     – Nguyễn Tuân phải nói rằng:
    “Nguyên Hồng là kẻ đam mê viết – Một kẻ bị ám ảnh bởi công việc ngoài viết ra không biết gì đến ăn mặc, ăn mặc xuềnh xoàng tới mức người ta tưởng là lập dị.”
    – “Nghề văn là nghề nhọc nhằn, nghiệt ngã sòng phẳng lắm, nó không kể là già hay trẻ, viết lâu năm rồi hay mới viết. Nó cũng không có sự phân biệt “chiếu dưới”, “chiếu trên” mà nó đòi hỏi người viết phải lao động cật lực. Những con chữ anh viết phải được chắt ra từ cảm xúc thực, từ tim, óc, máu thịt anh chứ không thể “giả khượt”. Văn của anh nó là con anh, không thể con của anh lại giống con người khác, như thế là hủ hóa đấy. Văn chương nó không chấp nhận sự  hủ hóa, sự giống nhau đâu.”
    – ” Nhật ký như là một phần cuộc sống của cha tôi. Ông viết hầu như là hàng ngày. Hay đúng hơn là hầu như mỗi sự kiện trong đời đều được ông ghi lại. Về gia đình, về các con, về người vợ thông minh nhưng gầy yếu, về người mẹ hiền từ, về bạn bè văn chương, về công việc viết lách cũng như công tác đoàn thể, về những sự kiện lớn trong nước và quốc tế, về những nhân vật mà ông bỏ nhiều công sức tìm hiểu cũng như những con người mà ông gặp hàng ngày, về những ước mơ hay dự định.”
    IV. LAO HẠC NAM CAO
    ” Con người trong con người”
    – Ông quan niệm: ” Bản tính cốt yếu của sự sống là cảm giác và tư tưởng” ( Sống mòn)
    – Nam Cao: ” Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”
    – ” Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”
    – “Tinh thần của lão Hạc mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng LÒNG TỰ TRỌNG và TÌNH THƯƠNG. Đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi.”
    – “…trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã.”

    (Trích tác phẩm: “Một chuyện Xuvơnia” – Xuvơnia = Kỷ niệm)
    –  “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”

    (Trích trong tác phẩm “Đời thừa”)

    – “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”

    (Trích từ tác phẩm “Giăng sáng”).

    – ” Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.”

    (“Đời thừa”)

    – ”Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”
    (“Đời thừa)

    “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Và nước mắt là tấm kính làm biến hình vũ trụ…”
    (Francois Coppée – Nam Cao trích dẫn trong “Đôi mắt“).

     “Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”
    (Trích tác phẩm “Những truyện không muốn viết” – Nam Cao).

     “Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen…”
    (Trích tác phẩm “Sống mòn” – Nam Cao).

     “Sự đời không thể mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi. Một mặt trời mới sẽ mọc lên bên trên nấm mồ anh và bên trên đầu hai đứa con côi anh để lại. Một bàn tay bạn bè sẽ nắm lấy bàn tay chúng và giắt chúng cùng đi tới một cuộc đời đẹp hơn…”
    (Trích tác phẩm “Điếu văn” – Nam Cao).

     “Sống đã, rồi hãy viết…”
    (Trích tác phẩm “Đường vô Nam” – Nam Cao).

    “Vứt bút đi để cầm súng…”
    (Trích tác phẩm “Đường vô Nam” – Nam Cao

    – ” Nhà văn Nam Cao đã nhìn người nông đan bằng con mắt ứa lệ và bằng trái tim giàu tình yêu thương”
    V. TỨC NƯỚC VỠ BỜ NGÔ TẤT TỐ
    – Ngô Tất Tố là” một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho” ( Vũ Trọng Phụng)
    – Là ” nhà văn của nông dân”
    – Con giun xéo mãi cũng quằn
    – Già néo đứt dây
    – Nguyễn Tuân: ” Với Tắt Đèn, Ngô Tất Tố đã xui những người nông dân nổi loạn” 
    “Văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai ở đời, mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mĩ phong phú, đa dạng”.
    nhận định “Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh, người nông dân trước cách mang tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình”.
    – “Đồng cảm với số phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo”
    Nhiều lắm bạn ơi, bạn nên mua sách tham khảo HSG nha sẽ có nhiều các dạng đề và nhận định hay đó

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới