Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Trần Thị Mai Hương – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Trong thời kỳ mang thai, khả năng xảy ra thiếu máu thiếu sắt ở người phụ nữ tăng lên. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ sắt làm nguyên liệu sản xuất ra hồng cầu, từ đó dẫn tới thiếu máu.
Bạn đang đọc: Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai: Mẹo phòng ngừa
1. Nguyên nhân dẫn tới thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai?
Cơ thể con người sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin, một protein có trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy tới các mô. Trong khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần gấp đôi số lượng sắt so với những người phụ nữ bình thường không mang thai khác. Số sắt này sẽ được sử dụng để tạo ra nhiều máu hơn, nhằm mục đích cung cấp oxy không chỉ cho cơ thể thai phụ mà còn cả cho thai nhi. Nếu thai phụ trước khi mang thai không có đủ lượng sắt dự trữ, hoặc trong khi mang thai không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết thì sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu nhẹ là hiện tượng kỳ lạ thường thấy ở phụ nữ mang thai, nhưng nếu nguyên do thiếu máu là do thiếu sắt, thì mức độ thiếu máu hoàn toàn có thể ở mức độ nặng .
Những phụ nữ có nguy cơ cao xuất hiện thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai nếu:
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp quá gần nhau.
- Mang thai với hơn một thai nhi (mang thai đôi, mang thai ba, thậm chí nhiều hơn).
- Nôn quá thường xuyên, quá nhiều do bị nghén buổi sáng.
- Mang thai khi còn ở lứa tuổi vị thành niên.
- Không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết.
- Trước khi mang thai là người có chu kì kinh nguyệt ra nhiều máu (cường kinh).
- Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai.
2. Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng tới quá trình mang thai như thế nào?
Thiếu máu nặng trong khi mang thai khiến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh tăng lên. Một số nghiên cứu còn cho thấy thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi ngay trước hoặc sau khi sinh.
3. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai?
Như đã đề cập ở trên, nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn so với phụ nữ không mang thai, cụ thể trong thai kì mỗi ngày người phụ nữ cần 27 mg sắt. Tuy nhiên với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, chứa các loại thức ăn có hàm lượng sắt cao là đã có thể phòng tránh được tình trạng thiếu sắt.
Mỗi ngày người phụ nữ mang thai nên sử dụng tối thiểu là ba khẩu phần thức ăn giàu sắt, ví dụ điển hình như :
- Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá.
- Các loại rau có lá màu xanh đậm (ví dụ như rau chân vịt, bông cải xanh, và cải xoăn kale).
- Ngũ cốc và lúa mì bổ sung sắt.
- Các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu phụ.
- Các loại hạt và mầm.
- Trứng.
Để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực vật (và cả các sản phẩm bổ sung sắt), hãy sử dụng cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như:
- Các loại hoa quả chi cam chanh và nước ép từ chúng.
- Dâu tây.
- Kiwi.
- Cà chua.
- Ớt chuông.
Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt thì hãy tránh sử dụng cùng các sản phẩm tăng cường calci, bởi mặc dù calci cũng là thành phần thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, nhưng calci lại có thể làm giảm hấp thu sắt.
4. Dấu hiệu nhận biết khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu thiếu sắt?
Các tín hiệu khi phụ nữ có thai bị thiếu máu thiếu sắt hoàn toàn có thể biểu hiện là :
- Mệt mỏi.
- Yếu người.
- Da tái hoặc phớt vàng, đặc biệt là da, môi và móng nhợt.
- Nhịp tim bất thường.
- Thở dốc.
- Chóng mặt hoặc choáng váng.
- Đau ngực.
- Bàn tay, bàn chân lạnh.
- Đau đầu.
- Mất khả năng tập trung.
Như đã thấy, các dấu hiệu của thiếu mắt thiếu sắt thường tương tự như các triệu chứng của mang thai, và trong giai đoạn đầu thiếu máu, có thể sẽ không có triệu chứng nào. Dù có biểu hiện hay không, phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu trong thời gian mang thai. Nếu lo lắng với bất kì triệu chứng nào, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa.
5. Trong trường hợp cần thiết thiếu máu thiếu sắt sẽ được điều trị như thế nào?
Nếu đã thực hiện chế độ ăn đầy đủ, giàu sắt hoặc đã sử dụng các loại sản phẩm bổ sung vitamin có chứa sắt mà vẫn bị thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu, và trong một số ít trường hợp sẽ cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa huyết học. Nếu như thiếu sắt được xác định là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sản phẩm bổ sung sắt (như viên bổ sung sắt). Trong trường hợp thai phụ có tiền sử phẫu thuật nối tắt dạ dày (gastric bypass), hoặc đã từng phẫu thuật tiểu tràng, hoặc không thể bổ sung sắt theo đường uống, thai phụ có thể cần phải bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org và webmd.com
Source: https://tbdn.com.vn
Category: Mẹ & Bé