Dàn ý bài: Phân tích bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh – Kênh bài tập

Em hãy lập dàn ý bài: Phân tích bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng Giêng) của Hồ Chí Minh.

A, Mở bài:
– Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ Chí Minh (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ tài ba,….)
– Giới thiệu bài thơ “Rằm tháng giêng ” và cảm nghĩ của em về bài thơ. (Có thể nêu chút ít về hoàn cảnh)
B, Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
– Thời gian và không gian trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Nguyên tiêu” như đã tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
– Rằm xuân -> Hai từ này đã gợi cho chúng ta những liên tưởng không thể khác nhau đo slaf hình ảnh mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
– Dưới ánh trăng sáng trong thật đẹp dẽ đó, điệp từ “xuân” gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân: cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,… trong đêm rằm đầu năm.
– Cảnh vật vừa như có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước “tiếp” giáp với bầu trời
-> Tạo ra một không gian bao la vô tận.
Dàn ý bài: Phân tích bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh
– 2 câu thơ này không tả mà giàu sức gợi hình ảnh, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm trạng và nỗi lòng trong đó, như gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen, sáng tối
-> Người đọc như cảm thấy thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu…
Giữa dòng bàn bạc việc quân
– Chuyển ý
– Trong khung cảnh nên đẹp và thơ mộng đến đi vào trong thơ ấy, giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước, việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
– Khuya rồi vậy mà trăng vẫn “mãn thuyền” vẫn như đang ngân nga đầy thuyền, trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu
– Con thuyền nhỏ cứ lờ lững xuôi dòng trong đêm nhưng không hề tối vì đã có ánh trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc biết bao nhiêu
– Trăng như đã gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm, biết trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên hay nói gần hơn là vẻ đẹp của ánh trăng
– Trong hoàn cảnh đất nước còn có biết bao nhiêu khó khăn gian khổ, ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người
-> thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
C, Kết bài:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” giúp người đọc như đã hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp, hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Source: https://tbdn.com.vn
Category: Văn học

Viết một bình luận

Câu hỏi mới