Chấn thương sọ não ở trẻ em: Những điều cần biết

Chấn thương sọ não ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ đang trong độ tuổi tập đi, có thể gây chấn thương đầu nghiêm trọng. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần nhận biết triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi khám, tránh để chấn thương sọ não ở trẻ em gây ra di chứng nặng nề đối với trẻ.

1. Chấn thương sọ não ở trẻ em

Trẻ bị chấn thương sọ não nặng khi trực tiếp đụng hoặc đập vào đầu. Tùy theo vị trí va chạm, vận tốc của chấn thương và các tác nhân chấn thương, sẽ dẫn đến biến dạng hộp sọ hoặc đường nứt sọ.

Tùy vào tổn thương sọ não ở vị trí nào, chấn thương sọ não ở trẻ em sẽ để lại di chứng hoặc không. Trường hợp chấn thương rất nặng có thể gây ra di chứng động kinh hoặc yếu, liệt không hồi phục…

2. Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em có diễn biến tương đối phức tạp, có thể không xuất hiện ngay lập tức. Với những trẻ nhỏ chưa biết nói sẽ rất khó để nhận biết các biểu hiện, còn trẻ lớn có thể không mô tả chính xác những gì trẻ cảm thấy.

Các triệu chứng chấn thương hoàn toàn có thể lê dài trong vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn, sau khi va đập mạnh, hoặc bị tai nạn đáng tiếc, té ngã khiến vùng đầu bị tổn thương .

Những triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em được biết đến như:

  • Trẻ bị đờ đẫn, khù khờ một cách bất thường.
  • Trẻ dễ cáu gắt và nổi giận.
  • Trẻ mất khả năng giữ thăng bằng và không đi đứng bình thường.
  • Trẻ khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt như ăn, và ngủ.
  • Trẻ không hứng thú với đồ chơi.

Ở những trẻ lớn hơn, có thể xuất hiện các biểu hiện chấn thương sọ não ở trẻ em như:

  • Đau đầu, có cảm giác nặng đầu, nhức đầu, hoa mắt.
  • Trẻ mất nhận thức tạm thời.
  • Khả năng nhớ và tập trung của trẻ suy giảm.
  • Trẻ bị thiếu máu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn.
  • Trẻ bị ù tai, nói không rõ lời.
  • Trẻ thay đổi tính cách bất thường, rối loạn giấc ngủ.
  • Trẻ bị trầm cảm và các vấn đề về tâm lý.
  • Trẻ bị mất vị giác và thính giác.

3. Cần làm gì với chấn thương sọ não ở trẻ em?

  • Trước tiên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ phải thật sự bình tĩnh, không sợ hãi, la khóc, sẽ khiến trẻ hoảng sợ, trấn an trẻ.
  • Khuyến khích trẻ bị thương giảm thiểu mọi cử động ở đầu hoặc cổ.
  • Nếu vết thương trên đầu chảy máu nhiều, có thể ấn trực tiếp và băng vết thương lại để cầm máu.
  • Lưu ý, không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật.
  • Ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn, trường hợp cần có thể trẻ phải nhập viện để theo dõi.

Trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em khiến trẻ bất tỉnh, khi sơ cứu cần lưu ý:

  • Không di chuyển trẻ trừ khi trẻ đang trong tình trạng nguy cấp, bởi việc di chuyển có thể gây ra các biến chứng lớn hơn đối với chấn thương sọ não, cột sống hoặc những chấn thương có liên quan khác.
  • Bố mẹ cần bảo vệ trẻ khỏi mọi nguy hiểm tiềm ẩn tại hiện trường.
  • Theo dõi đường thở và hô hấp của trẻ cho đến khi xe cấp cứu đến. Nếu trẻ thở yếu do có vấn đề với đường hô hấp, cần thận trọng ngửa đầu trẻ ra sau và nâng đỡ trẻ đến khi nhịp thở của trẻ trở lại bình thường. Nếu trẻ ngừng thở hoặc không bắt được mạch, có thể cần phải hồi sức tim phổi cho trẻ.

4. Chấn thương sọ não ở trẻ em khi nào cần chụp X-quang hoặc CT scan?

Việc chụp X-quang hoặc CT scan chỉ nên thực hiện khi chấn thương sọ não ở trẻ em gây ra các triệu chứng sau:

  • Trẻ bất tỉnh sau chấn thương
  • Trẻ bị chảy máu hoặc nước ở mũi và tai
  • Trên da đầu của trẻ có tụ máu to hoặc vết rách rộng do bị vật nhọn đâm…

Chẩn đoán chấn thương sọ não ở trẻ em còn bao gồm các yếu tố như:

  • Theo dõi sự thay đổi tri giác
  • Thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các triệu chứng về thần kinh

5. Theo dõi chấn thương sọ não ở trẻ em

Trong một số trường hợp, chấn thương sọ não ở trẻ em không có dấu hiệu nào khi thăm khám, trẻ sẽ được cho về nhà để theo dõi trong khoảng một tuần, sau đó, trẻ được tái khám nếu có một trong các triệu chứng như:

  • Quấy khóc nhiều
  • Đau đầu, buồn nôn hoặc nôn nhiều
  • Co giật tay chân
  • Trẻ lúc tỉnh lúc mê, trẻ ngủ gọi không thức dậy
  • Trẻ bị chảy máu hoặc nước ở mũi, tai
  • Trẻ yếu liệt tay, chân

6. Phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em

Nguyên nhân khiến trẻ té ngã gây chấn thương chủ yếu là do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ và sự tò mò, hiếu động của trẻ nhỏ. Do đó, để phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em, cần:

  • Phải luôn luôn có người trông và quan sát trẻ nhỏ.
  • Khi không có người trông trẻ nên đặt trẻ nhỏ trong cũi gỗ.
  • Cần rào hoặc có thanh chắn bảo vệ ở giường, cầu thang, cửa sổ hoặc ban công.
  • Ở bậc thềm hoặc cầu thang nên có đủ ánh sáng để dễ quan sát.
  • Dạy trẻ không xô đẩy và leo trèo những nơi nguy hiểm.
  • Khi trẻ đã biết lật, bò, ngồi, ngồi, không nên để trẻ một mình trên giường, võng.
  • Không nên để trẻ đứng trên ghế hoặc nơi không vững.
  • Không nên để sàn nhà trơn trượt và ẩm ướt.
  • Không nên chơi đùa nguy hiểm như tung trẻ.
  • Không để trẻ nhỏ (dưới 10 tuổi) trông trẻ dưới 3 tuổi.

Chấn thương sọ não ở trẻ em có thể gây ra những di chứng nặng nề, thậm chí có thể tử vong, do đó, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần cẩn thận và lưu ý, phòng ngừa trẻ bị té ngã và chấn thương.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những bảo vệ chất lượng trình độ với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, mạng lưới hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến tân tiến mà còn điển hình nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh tổng lực, chuyên nghiệp ; khoảng trống khám chữa bệnh văn minh, nhã nhặn, bảo đảm an toàn và tiệt trùng tối đa .

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Source: https://tbdn.com.vn
Category: Mẹ & Bé

Viết một bình luận