cho phương trình x² – 2(m + 1 )x + $m^{2}$ = 0 (m là tham số) a , giải phương trình với m=1 b, Tìm giá trị của m để phươn

cho phương trình x² – 2(m + 1 )x + $m^{2}$ = 0 (m là tham số)
a , giải phương trình với m=1
b, Tìm giá trị của m để phương trình đã cho có 2 nghiệm $x_{1}$ , $x_{2}$ thỏa mãn $x^2_{1}$ + $x^2_{2}$ +6 = 4 $x_{1}$ $x_{2}$

2 bình luận về “cho phương trình x² – 2(m + 1 )x + $m^{2}$ = 0 (m là tham số) a , giải phương trình với m=1 b, Tìm giá trị của m để phươn”

  1. Giải đáp:
    a) S={2+sqrt3;2-sqrt3}
    b) m=5
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    a)
    Thay m=1 vào phương trình x^2-2(m+1)x+m^2=0 ta được :
    x^2-2(1+1)x+1^2=0
    <=>x^2-4x+1=0
    <=>(x^2-4x+4)-3=0
    <=>(x-2)^2-(sqrt3)^2=0
    <=>(x-2-sqrt3)(x-2+sqrt3)=0
    <=>[(x-2-sqrt3=0),(x-2+sqrt3=0):}
    <=>[(x=2+sqrt3),(x=2-sqrt3):}
    Vậy với m=1 thì phương trình có tập nghiệm S={2+sqrt3;2-sqrt3}
    *Nếu muốn giải bằng Delta’ :
    Thay m=1 vào phương trình x^2-2(m+1)x+m^2=0 ta được :
    x^2-2(1+1)x+1^2=0
    <=>x^2-4x+1=0
    Ta có : Delta’=b’^2-ac=(-2)^2-1*1=3>0
    =>sqrt(Delta’)=sqrt3=sqrt3
    => Phương trình có hai nghiệm phân biệt :
    x_1=(-b’+sqrt(Delta’))/a=(2+sqrt3)/1=2+sqrt3
    x_1=(-b’-sqrt(Delta’))/a=(2-sqrt3)/1=2-sqrt3
    Vậy với m=1 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt x_1=2+sqrt3 ; x_2=2-sqrt3
    b)
    Để phương trình x^2-2(m+1)x+m^2=0 có hai nghiệm 
    <=>Delta’>=0
    <=>[-(m+1)]^2-1*m^2>=0
    <=>m^2+2m+1-m^2>=0
    <=>2m+1>=0
    <=>m>=-1/2
    Theo Vi-ét ta có :
    {(x_1+x_2=-b/a=-(-2(m+1))/1=2(m+1)=2m+2),(x_1x_2=c/a=m^2/1=m^2):}
    Theo bài ra ta có : x_1^2+x_2^2+6=4x_1x_2
    <=>(x_1^2+2x_1x_2+x_2^2)+6=6x_1x_2
    <=>(x_1+x_2)^2+6=6x_1x_2
    <=>(2m+2)^2+6=6m^2
    <=>4m^2+8m+4+6=6m^2
    <=>2m^2-8m-10=0
    <=>m^2-4m-5=0
    <=>m^2+m-5m-5=0
    <=>m(m+1)-5(m+1)=0
    <=>(m+1)(m-5)=0
    <=>[(m+1=0),(m-5=0):}<=>[(m=-1quad\text{(không thỏa mãn)}),(m=5quad\text{(thỏa mãn)}):}
    Vậy m=5 là giá trị cần tìm

    Trả lời
  2. x^2-2(m+1)x+m^2=0\ (1)
    a)
    m=1=>x^2-2(1+1)x+1^2=0
    <=>x^2-4x+1=0
    <=>\(\left[ \begin{array}{l}x=2+\sqrt{3}\\x=2-\sqrt{3}\end{array} \right.\) 
    Vậy với m=1 thì phương trình (1) có tập nghiệm là S={2±\sqrt{3}}
    b)
    Để phương trình (1) có hai nghiệm <=>Δ>=0
    <=>[2(m+1)]^2-4.1.m^2>=0
    <=>4(m+1)^2-4m^2>=0
    <=>4(m^2+2m+1)-4m^2>=0
    <=>4m^2+8m+4-4m^2>=0
    <=>8m+4>=0
    <=>8m>= -4
    <=>m >= -1/2
    Hệ thức Vi-ét: $\begin{cases} x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}=2(m+1)=2m+2\\x_1x_2=\dfrac{c}{a}=m^2 \end{cases}$
    Ta có: x_1^2+x_2^2+6=4x_1x_2
    <=>(x_1+x_2)^2-2x_1x_2-4x_1x_2+6=0
    <=>(x_1+x_2)^2-6x_1x_2+6=0
    =>(2m+2)^2-6m^2+6=0
    <=>4m^2+8m+4-6m^2+6=0
    <=> -2m^2+8m+10=0
    <=>\(\left[ \begin{array}{l}m=5\ (\text{thỏa mãn điều kiện})\\m=-1\ (\text{loại})\end{array} \right.\)
    Vậy: m=5

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới