Thức thì giúp mk với Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 1 giờ 30 phút đầy

Thức thì giúp mk với
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 1 giờ 30 phút đầy bể. Nếu chỉ mở vòi `I` 15 phút và mở vài thứ `II` 20 phút thì đc 1/5 bể. Hỏi nếu mỗi vòi chảy đầy bình thì sau bao lâu mới đầy bể

2 bình luận về “Thức thì giúp mk với Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 1 giờ 30 phút đầy”

  1. Giải đáp:
     Đổi: 1 giờ 30 phút =3/2 giờ
            15 phút =1/4 giờ
            20 phút =1/3 giờ
    Gọi thời gian vòi I chảy một mình đầy bể là: x (giờ) (x>3/2)
           thời gian vòi I chảy một mình đầy bể là: y (giờ) (y>3/2)
    Trong 1 giờ: Vòi I chảy được: 1/x (bể)
                          Vòi II chảy được: 1/y (bể)
                          Cả 2 vòi chảy được: 1/(3/2) = 2/3 (bể)
    Ta có: 1/x + 1/y = 2/3 (1)
    Trong 1/4 giờ vòi I chảy được: 1/4 .1/x (bể)
    Trong 1/3 giờ vòi II chảy được: 1/3 .1/y (bể)
    Ta có: 1/4 .1/x+1/3 .1/y = 1/5 (2)
    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
    {(1/x + 1/y = 2/3),(1/4 . 1/x+1/3 . 1/y = 1/5):}
    Đặt 1/x = a ; 1/y =b 
    Ta có: {(a+b=2/3),(1/4 a + 1/3 b=1/5):}
    ⇔{(a+b=2/3),((3.1/4) a +(3. 1/3) b=3. 1/5):}
    ⇔{(a+b=2/3),(3/4 a +b =3/5):}
    ⇔{(1/4 a =1/5),(a+b=2/3):}
    ⇔{(a=4/15),(b=2/5):}
    ⇔{(1/x=4/15),(1/y=2/5):}
    ⇔{(x=15/4(TM)),(y=5/2(TM)):}
    Vậy nếu vòi I chảy một mình sau 15/4 giờ đầy bể.
                  vòi II chảy một mình sau 5/2 giờ đầy bể.
    #Kiro
    Lời giải và giải thích chi tiết:
     

    Trả lời
  2. Giải đáp: $3$ giờ $45$ phút và $2$ giờ $30$ phút
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    Gọi thời gian mỗi vòi chảy 1 mình để đầy bể là $a;b\left( {a;b > 0} \right)$ (phút)
    Trong 1 phút mỗi vòi chảy được $\dfrac{1}{a};\dfrac{1}{b}$ (bể)
    ĐỔi 1 giờ 30 phút = 90 phút
    Theo bài ra ta có:
    $\begin{array}{l}
    \left\{ \begin{array}{l}
    90.\dfrac{1}{a} + 90.\dfrac{1}{b} = 1\\
    15.\dfrac{1}{a} + 20.\dfrac{1}{b} = \dfrac{1}{5}
    \end{array} \right.\\
     \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    90.\dfrac{1}{a} + 90.\dfrac{1}{b} = 1\\
    90.\dfrac{1}{a} + 120.\dfrac{1}{b} = \dfrac{6}{5}
    \end{array} \right.\\
     \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    30.\dfrac{1}{b} = \dfrac{6}{5} – 1 = \dfrac{1}{5}\\
    90.\dfrac{1}{a} + 90.\dfrac{1}{b} = 1
    \end{array} \right.\\
     \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    \dfrac{1}{b} = \dfrac{1}{{150}}\\
    \dfrac{1}{a} = \dfrac{1}{{90}} – \dfrac{1}{b} = \dfrac{1}{{90}} – \dfrac{1}{{150}} = \dfrac{1}{{225}}
    \end{array} \right.\\
     \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    a = 225\left( {tm} \right)\\
    b = 150\left( {tm} \right)
    \end{array} \right.
    \end{array}$
    Đổi $225p = 3h45p;150p = 2h30p$
    Vậy thời gian mỗi vòi chảy 1 mình để đầy bể lần lượt là $3$ giờ $45$ phút và $2$ giờ $30$ phút

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới