I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau : CHỬ LẦU Thần thoại HMông Chử Lầu sau khi sáng tạo ra trời đất bèn là

I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau :
CHỬ LẦU
Thần thoại HMông
Chử Lầu sau khi sáng tạo ra trời đất bèn làm một lúc 10 mặt trời, 9 mặt trăng và rất nhiều sao để chiếu rọi cho khô ráo và cho sáng. Về sau vì loài người sợ rằng những thứ đó rơi xuống có thể làm nguy hại cho trần gian nên xin Chử Lầu cất đi nhưng Chử Lầu không cất, chỉ làm thêm một cái màng xanh ngăn giữa đất và tinh cầu để cho loài người an tâm. Mười mặt trời là nữ, chín mặt trăng là nam được Chử Lầu cho một cái hồn vào miệng và thổi hơi cho hoạt động. Những tinh cầu ấy hun đốt trong bảy năm liền. Trong thời gian đó, chỉ có ngày mà không có đêm.
Khi đất đã khô ráo, Chử Lầu làm ra mọi thứ cỏ cây, muôn vật và người. Con người do Chử Lầu dùng đất nặn thành, cho hồn vào bụng, tiếng nói ở cổ họng và thổi hơi vào cho sống. Mọi vật phát triển rất chóng, chả mấy lúc mà đầy cả mặt đất. Nhưng vì nóng quá, con người bèn chặt cây lớn làm cung tên khổng lồ, bán vào các mặt trời và mặt trăng. Chín mặt trời và 8 mặt trăng trúng tên ngay còn hai cái nữa trốn thoát.
Trong khoảng đó có đêm không ngày người ta sống trong cảnh đen tối, lạnh lẽo. Họ cố nài mặt trời và mặt trăng trở lại nhưng chúng không nghe. Các giống vật cử cọp đi gọi, nhưng cũng không được. Sau bảy năm, nhờ có gà gọi mãi đến lần thứ bảy, chúng mới chịu trở về, chử Lầu thưởng cho gà một cái mào đỏ vì có công trạng ấy.
Con người lúc đó sống đến 900 tuổi, đến hạn cũng chết, nhưng được vào vườn Din-giang-ca của Chử Lầu. Ở đó tròn 12 ngày tự nhiên lột da, sống và trẻ lại rồi trở về nhà cũ. Nhưng có một nhà nọ, nàng dâu xích mích với mẹ chồng, thường hắt hủi và xỉ vả nên mẹ chồng giận, quyết ở luôn tại vườn Din-giang-ca không về. Ở đây bà ta ăn quả đào trắng, uống nước suối, phạm vào lệnh cấm của Chử Lầu. Chử Lầu giận, bèn cấm loài người không được đến vườn của mình nữa. Từ đó, loài người hễ chất là chết luôn.
Lúc đó công việc lam đồng áng rất nhẹ nhàng. Cỏ không có, cây cối tự nhiên mọc và có quả. Ngô ăn được cả lá. Người ta chỉ mất công gieo ngô và lúa là có ăn. Mỗi lần lúa chín tự nhiên nó bay về, không phải gặt. Nhưng có một người kia phần việc là mang cơm ra đồng cho mọi người ăn, thấy nhóm mình làm việc quá chóng : vừa đặt cơm ở chỗ này thì họ thì họ đã tiến cách đó rất xa. Người ấy bèn xin Chử Lầu hiện cỏ ra mặt đất để cho công việc chậm lại. Chử Lầu nghe lời. Vì thế mà từ đó công việc đồng áng rất chật vật. Lại có một nhà khác có người đàn bà nhác không chịu quét dọn nhà cửa để đón lúa nên lúc lúa bay về thấy bẩn thỉu bèn rủ nhau từ đấy quyết không tự về nữa.
[]
(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập I : Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1976. Tr.93 96
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Truyền thuyết
B. Sử thi
C. Thần thoại
D. Truyện cổ tích
Câu 2. nhân vật trong truyện là ai?
A. Ngọc Hoàng
B. Mặt Trời và Mặt Trăng
C. Người anh hùng
D. Các vị thần
Câu 3. Để chiếu dọi cho khô ráo và cho sáng trời đất, Chử Lầu đã tạo ra cái gì?
A. 7 mặt trời và 5 mặt trăng
B. 10 mặt trời và 9 mặt trăng
C. 5 mặt trời và 10 mặt trăng
D. 9 mặt trời và 10 mặt trăng
Câu 4. Chử Lầu thưởng cho gà cái mào đỏ vì công trạng nào?
A. Gà có công gọi được mặt trời
B. Gà gáy báo hiệu thời gian cho mọi người
C. Gà gáy giục mọi người đi làm
D. Gà gọi được mặt trời và mặt trăng trở về
Câu 5. Nhân vật Chử Lầu trong chuyện này có vị trí vai trò gì?
A. Sáng tạo ra mặt trời, mặt trăng
B. Sáng tạo ra loài người
C. Sáng tạo ra muôn vật
D. Sáng tạo ra trời đất, muôn vật và con người
Câu 6. Mục đích của người xưa khi sáng tạo ra nhân vật Chử Lầu là gì?
A. Giải thích nguồn gốc của cây lúa
B. Giải thích vì sao con người chết
C. Giải thích nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người
D. Giải thích vì sao gà có mào đỏ
Câu 7. Từ nội dung câu chuyện, có thể thấy một đặc điểm nào nổi bật của thần thoại?
A. Hướng tới cuộc sống tốt đẹp
B. Khát vọng trường sinh bất tử
C. Giải thích các hiện tượng tự nhiên
D. Giải thích nguồn gốc của vũ trụ.
Câu 8. Truyện Chử Lầu, thể hiện ý nghĩa gì?
A. Ước mơ chinh phục tự nhiên.
B. Ứớc mơ về sự giàu có, sung túc.
C. Ước mơ trường sinh bất tử
D. Ước mơ giảm nhẹ sức lao động.
Câu 9. Anh/ chị rút ra bài học gì từ văn bản trên (Viết khoảng 5-7 dòng)
Câu 10. Qua văn bản Chử Lầu, anh/chị có suy nghĩa gì về cuộc sống hiện thực và khát vọng của con người thời cổ? Viết đoạn văn 8-10 dòng trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề này?

1 bình luận về “I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau : CHỬ LẦU Thần thoại HMông Chử Lầu sau khi sáng tạo ra trời đất bèn là”

  1. Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
    C. Thần thoại
    Vì đây là câu chuyện kể về vị thần Chử Lầu. 
    Ngoài ra tên nhan đề có ghi rõ đây là thần thoại HMoong.
    Câu 2. nhân vật trong truyện là ai?
    D. Các vị thần
    Vì có thần Chử Lầu, mặt trăng, mặt trời, …
    Câu 3. Để chiếu dọi cho khô ráo và cho sáng trời đất, Chử Lầu đã tạo ra cái gì?
    B. 10 mặt trời và 9 mặt trăng
    Vì trong văn bản có ghi “Chử Lầu sau khi sáng tạo ra trời đất bèn làm một lúc 10 mặt trời, 9 mặt trăng và rất nhiều sao để chiếu rọi cho khô ráo và cho sáng.”
    Câu 4. Chử Lầu thưởng cho gà cái mào đỏ vì công trạng nào?
    D. Gà gọi được mặt trời và mặt trăng trở về
    Vì văn bản có ghi “Sau bảy năm, nhờ có gà gọi mãi đến lần thứ bảy, chúng mới chịu trở về, chử Lầu thưởng cho gà một cái mào đỏ vì có công trạng ấy.”
    Câu 5. Nhân vật Chử Lầu trong chuyện này có vị trí vai trò gì? 
    A. Sáng tạo ra mặt trời, mặt trăng
    Vì: Chử Lầu sau khi sáng tạo ra trời đất bèn làm một lúc 10 mặt trời, 9 mặt trăng và rất nhiều sao để chiếu rọi cho khô ráo và cho sáng.
    Câu 6. Mục đích của người xưa khi sáng tạo ra nhân vật Chử Lầu là gì?
    C. Giải thích nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người
    Câu 7. Từ nội dung câu chuyện, có thể thấy một đặc điểm nào nổi bật của thần thoại?
    C. Giải thích các hiện tượng tự nhiên 
    Câu 8. Truyện Chử Lầu, thể hiện ý nghĩa gì?
    A. Ước mơ chinh phục tự nhiên. 
     Câu 9. Qua văn bản chúng ta rút ra được rất nhiều bài học có ý nghĩa. Đó là ước mơ chinh phục tự nhiên, cần có khát vọng, sự kiên trì trong cuộc sống. Sống cần phải biết trân trọng, biết ơn người đi trước, uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra sống cần có sự chăm chỉ, cần mẫn để có thể đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
    Câu 10. 
    Cuộc sống hiện thực và khát vọng của người cổ đáng rất đáng trân trọng. Họ luôn tìm tòi, giải thích các hiện tượng tự nhiên để con người có thể hiểu thêm nhiều điều. Khao khát ấy thật đẹp và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Những điều ấy cần được nâng niu và gìn giữ. Nhờ vào cách giải thích của họ mà ta biết thêm nhiều điều. Qua đó cho thấy người cổ đại cũng vô cùng sáng tạo, chăm chỉ và có khát vọng mãnh liệt.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới