Viết cảm nhận của em về các nhân vật trong truyện “Cuốc xe và ổ bánh mì”. “Chạy thận xong, mệt quá, nhìn thấy a

Viết cảm nhận của em về các nhân vật trong truyện “Cuốc xe và ổ bánh mì”.
“Chạy thận xong, mệt quá, nhìn thấy anh xe ôm dừng xe ở cổng bệnh viện, nó bèn gọi xe ngay. Lúc xuống xe nó móc ví ra trả tiền nhưng anh xe ôm nhất định không lấy, bảo rằng nó bị trọng bệnh, nên anh giúp. Nói rồi, anh phóng xe đi. Nó quyết định sẽ nhớ mặt anh để không bao giờ gọi xe nữa.
Hôm sau, nghe người dân quanh bệnh viện nói anh xe ôm đó từng nghiện ma túy, đã đi tù mấy lần, chạy xe ế lắm. Chỉ người lạ không biết mới gọi thuê anh. Nó đổi ý, tìm anh đề nghị anh chở nó cả năm. “Đồng ý nhưng mỗi cuốc xe, anh chỉ lấy công bằng một ổ bánh mì thôi, hơn anh không chở”. Không thể thuyết phục nổi anh, nó ứa nước mắt lật đật lên xe”.

2 bình luận về “Viết cảm nhận của em về các nhân vật trong truyện “Cuốc xe và ổ bánh mì”. “Chạy thận xong, mệt quá, nhìn thấy a”

  1.  Đọc câu chuyện “Cuốc xe và ổ bánh mì” ta sẽ nhận thấy trong cuộc sống còn thật nhiều điều tốt đẹp. Đặc biệt qua nhân vật anh xe ôm và nhân vật “nó”. 
       “Cuốc xe và ổ bánh mì” là câu chuyện kể về việc nhân vật tôi đi chạy thận và đã bắt một cuốc xe. Khi trả tiền thì anh xe ôm nhất định không lấy. Anh thấy thương nó nên muốn giúp. Nhân vật nó quyết nhớ mặt anh để không bắt xe anh nữa. Ngày hôm sau, nghe người ta nói anh xe ôm không phải người tốt “từng nghiện ma túy, đã đi tù mấy lần, chạy xe ế lắm.” Thấy vậy, nhân vật nó đã quyét định nờ anh chở cả năm. Anh đồng ý nhưng chỉ lấy công bằng một ổ bánh mì. 
      Qua câu chuyện ta có thể thấy nhân vật anh xe ôm là một người lương thiện, tốt bụng. Dù từng đi tù nhưng anh đã biết sửa sai. Có lòng thương người, giúp đỡ người khác. ANh là con người không màng vật chất, sự lương thiện của anh khiến người ta cảm động, khiến “nó ứa nước mắt”. Như vậy ta có thể thấy, chúng ta không nên đánh giá người khác dựa trên những lỗi lầm mà họ gây ra vì ai cũng có lúc mắc lỗi. Hãy rộng lòng tha thứ cho những sự sai phạm ấy.
      Còn nhân vật “nó” là một người có tấm lòng nhân hậu, vì không muốn anh xe ôm không có tiền mà đã quyết định “sẽ nhớ mặt anh để không bao giờ gọi xe nữa.”. Vì nhân vật nó sợ anh cứ không lấy tiền như vậy thì sẽ không có tiền trang trải cuộc sống, sợ làm phiền đến anh. Nhưng hành động đổi ý, quyết nhờ anh chở cả năm cho ta thấy sự tốt bụng, bao dung với người khác của nó.
       Như vậy câu chuyện đã đemm tới cho chúng ta bài học về tình yêu thương, sự chia sẻ và tha tha những lỗi lầm của người khác.

    Trả lời
  2. Dàn ý phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
    1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,…) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.
    HOẶC THEO MẪU:
    MB:Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn……để tác phẩm ……vấn vương trong lòng người đọc. (Hoặc lí do bạn yêu thích tác phẩm)
    2. Thân bài:
          – Đoạn văn 1: Giới thiệu và cung cấp thông tin khái quát về tác phẩm. 
          Đoạn văn 2: Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn. Truyện kể về ai? Việc gì? Diễn biến? kết quả?
          Đoạn văn 3: Phân tích cốt truyện, nhân vật(ngoại hình, công việc, tính cách), tình huống truyện, lời thoại, không gian, thời gian …; Phân tích lời kết của truyện dựa vào các dẫn chứng lấy từ văn bản truyện. 
          Đoạn văn 4:.  Nêu tác dụng của việc kể chuyện từ ngôi thứ ………xác định chủ đề của truyện. Chủ đề được hiểu là các vấn đề cơ bản, nội dung chính được nêu ra trong văn bản..
         – Đoạn 5: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm..
                 + Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.
                 +Yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thực được sử dụng: Nhân vật kì ảo, Chi tiết kì ảo, Không gian kì ảo( nếu có)
                   +Ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh sinh động tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc.
    LƯU Ý: NẾU TRUYỆN NGẮN CHỈ CẦN VIẾT 2 HOẶC 3 ĐOẠN.
    3. Kết bài:
    Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, … Nội dung có gì hay? Có gì đặc sắc? Đã bồi đắp về tình cảm ra sao cho người đọc?
    HOẶC KẾT BÀI THEO MẪU:
    Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết :”Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình cảm ta sẵn có”. Và đến với tác phẩm……….,tác giả……….đã khơi dậy trong lòng độc giả những tình cảm cao quý…..Qua đó, người đọc thêm tin yêu và trân trong cuộc sống hiện tại,

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới