Nêu bút pháp cổ điển và hiện đại được thể hiện như thế nào trong 2 câu thơ cuối “Chiều tối’

Nêu bút pháp cổ điển và hiện đại được thể hiện như thế nào trong 2 câu thơ cuối “Chiều tối’

1 bình luận về “Nêu bút pháp cổ điển và hiện đại được thể hiện như thế nào trong 2 câu thơ cuối “Chiều tối’”

  1. * Nét cổ điển trong bài thơ Chiều tối:
    – Trong bài thơ “Chiều tối”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hình ảnh cánh chim và chòm mây để diễn tả không gian và thời gian buổi chiều. Đó là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống.
    – Ở bài “Chiều tối”, chúng ta bắt gặp một bút pháp nghệ thuật rất quen thuộc – đó là bút pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều. Đặc biệt tác giả dùng chữ “hồng” ở cuối bài thơ để miêu tả cái tối.
    * Nét hiện đại trong bài thơ Chiều tối:
    – Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài thơ “Chiều tối”, hình ảnh người lao động, “cô gái xay ngô” nổi bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng của bức tranh, chi phối toàn bộ khung cảnh nước non sơn thuỷ.
    – Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động khoẻ khoắn, đó là sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp, từ tàn lụi đến sự sống.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới