Viết bài văn phân tích khổ 1 bài thơ Tràng Giang ( Có thể tham khảo nhưng ko chép giống trên mạng) Cảm ơn ạ

Viết bài văn phân tích khổ 1 bài thơ Tràng Giang

( Có thể tham khảo nhưng ko chép giống trên mạng)

Cảm ơn ạ

2 bình luận về “Viết bài văn phân tích khổ 1 bài thơ Tràng Giang ( Có thể tham khảo nhưng ko chép giống trên mạng) Cảm ơn ạ</p”

  1. Huy Cận là một trong những nhà thơ thành công nhất phong trào thơ Mới. Người ta nhận xét thơ của Huy Cận thường buồn, một nỗi buồn sâu thăm thẳm, da diết, nỗi buồn của nhân thế, cuộc đời. Các tác phẩm thơ của ông thường nghiêng về nỗi buồn và một trong số đó là Tràng Giang. Bài thơ là điển hình cho nỗi buồn nhân thế mà Huy Cận luôn mang nặng trong lòng. Và ở khổ đầu tiên trong bài thơ, Huy Cận đã miêu tả một cách thật chân thực cái nỗi buồn heo hút, mênh mang trong lòng mình, nỗi buồn trước một không gian thiên nhiên vô cùng vô tận.
    “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
    Con thuyền xuôi mái nước song song
    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
    Củi một cành khô lạc mấy dòng”
    Tràng Giang được Huy Cận sáng tác vào một chiều thu năm 1939, khi một mình ông đứng trước dòng sông Hồng hùng vĩ, lúc đó, ông hai mươi tuổi ở bờ Nam, bến Chèm, cùng nỗi buồn vô tận trong tâm hồn.
    Bài thơ là hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, đẹp đẽ, hùng vĩ của quê hương, ẩn sau bức tranh đó là một nỗi buồn sâu thăm thẳm của Huy Cận và một tấm lòng nặng tình với quê hương. Hiện lên giữa không gian mênh mông của thiên nhiên là một cái tôi nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn giữa cuộc đời cùng nỗi cô đơn, sầu muộn vô cùng. Huy Cận, qua bài thơ, muốn thể hiện niềm khao khát được hòa nhập với con người, với thiên nhiên, và kín đáo đặt trong đó là nỗi niềm của một thanh niên yêu nước yêu quê hương vô cùng. Con người ở thế giới của ông, sống giữa quê hương của mình nhưng lại thấy bơ vơ, lạc lõng trên chính quê hương ấy, đây phải chăng là một nỗi niềm, xúc cảm của một người dân mất nước, bơ vơ giữa cuộc đời với tình yêu quê hương tha thiết của mình?
    Bài thơ được Huy Cận kết hợp giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, ông đem tinh thần, cái tôi của thơ Mới vào trong một bài thơ thể thất ngôn với chất thơ Đường. Những hình ảnh với thi tứ cổ đầy gợi tả và sinh động. Chất thơ Đường cũng thật đậm đặc, thấm đẫm từ nhan đề thơ, đến thể thơ rồi thi tứ, các bút pháp nghệ thuật (đối ngẫu, song đối).
    Huy Cận đã sáng tác bài thơ khi đứng trên bến Chèm nhìn xuống dòng sông Hồng đang chầm chậm chảy, vậy nên mở đầu bài thơ, người ta mới thấy mở ra một không gian tràn đầy sóng nước cùng nỗi buồn miên man:
    “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
    Một hình ảnh vô cùng chân thực và giàu sức gợi tả. Một dòng sông lững lờ trôi với những con sóng gợn lên mênh mang. Cụm từ “tràng giang” được nhà thơ đặt ngay đầu của câu thơ đầu tiên, với hai âm “ang” tạo nên tiếng vọng cho câu thơ, cũng gợi lên cho người độc chúng ta hình ảnh về một dòng sông dài, rộng, mênh mông sóng nước, lại cổ kính, xa xưa. Huy Cận đã tinh tế vô cùng khi không đặt ở đây hai từ “trường giang” mà lại là “tràng giang” khiến cho người ta thấy rằng dòng sông không chỉ có chiều dài mà còn có một chiều sâu thật bí ẩn nữa. Hai từ “tràng giang” dường như cũng gợi lên phảng phất một chút gì đó trầm buồn đang rợn ngợp trong tâm hồn nhà thơ. Từng con sóng nối nhau liên tiếp, dồn dập “điệp điệp” tràn lên nhau, xô nhau đẩy vào bờ.
    “Điệp điệp”, từ láy mà Huy Cận dùng ở đây để gợi lên sự liên tiếp, tiếp nối nhau không rời, không dứt. Những con sóng “gợn” lên trên mặt nước sông cứ “điệp điệp” nối nhau, vỗ lăn tăn trên mặt sông, trùng trùng như nỗi buồn trong lòng tác giả, miên man, chồng chất, trải dài vô tận, một nỗi buồn thật cụ thế. Từ láy “điệp điệp” càng nhấn mạnh cái nỗi buồn trong lòng nhà thơ.
    Dòng sông dài rộng là thế, bao la là thế, đột ngột xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh mà lạc lõng vô cùng:
    “Con thuyền xuôi mái nước song song”
    Một chiếc thuyền nhỏ bé, lững thững chảy trôi theo dòng nước đối lập với cái bao la, mênh mang của dòng sông. Điều ấy lại càng gợi lên sự nhỏ bé, cô liêu đến vô cùng của con thuyền kia. Con thuyền ấy không như con đò trên dòng sông Đà cuồn cuộn chảy của Nguyễn Tuân cố sức vượt thác ghềnh, con thuyền của Huy Cận lại buông thõng mái chèo “xuôi mái”, để dòng nước đẩy trôi một cách thụ động. Dưới con mắt nhìn của cái tôi lãng mạn, con thuyền kia phải chăng chính là những số phận nhỏ bé, những kiếp người lênh đênh giữa cuộc đời. Và dòng sông chính là dòng chảy của cuộc sống mà con thuyền chỉ là một vật thể quá đỗi nhỏ bé giữa dòng sông ấy? Từ xưa tới nay, con thuyền, dòng sông luôn là những hình ảnh gợi lên những điều xa xôi, những nỗi buồn xa vắng. Ở đây, Huy Cận cũng sử dụng cái hình ảnh cổ điển ấy để gợi lên tâm trạng, nỗi lòng của mình. Cùng với từ láy “song song”, người ta lại cảng cảm nhận được sự bất lực của con thuyền kia, nó chẳng hề biết mình sẽ theo dòng chảy trôi về đâu, nó chỉ biết xuôi mái chèo “song song” cùng dòng nước, bỏ mặc tất cả.
    Nghệ thuật tiểu đối được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đầu tiên “buồn điệp điệp” – “nước song song”, tạo nên sự nhịp nhàng, chậm rãi cho hai câu thơ nhưng làm người ta cảm thấy đó như tiếng thở dài đầy não nề của Huy Cận khi đứng nhìn dòng sông chảy.
    Nỗi buồn của Huy Cận dường như thấm vào trong cảnh vật, mỗi hình ảnh ông nhìn đều là nỗi buồn, đều là những cảnh sầu muộn, không hề có chút vui tươi. Hình ảnh con thuyền giữa dòng sông cũng mang lại cho người ta một sự buồn bã, gợi lên cảnh lênh đênh. Và con thuyền ấy còn khiến người ta nghĩ về sự chia ly khi mà ông viết:
    “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
    Thuyền với nước luôn là hai hình ảnh song hành với nhau, thế mà ở đây, lại mang đến một sự xa cách đầy buồn tủi. Nghệ thuật đối ngẫu “thuyền về nước lại” khiến người ta thấy được sự chia lìa, thuyền một hướng, nước lại một hướng, thật buồn bã biết bao. Thuyền và nước ở đây được nhân hóa như một con người, chúng cũng có cảm xúc “sầu trăm ngả”. Nỗi sầu ấy dường như lan tỏa ra, tràn ra vô tận, khắp mọi không gian. Đọc câu thơ lên mà người ta như thấy con thuyền cứ lênh đênh, cứ đi xa mãi, còn dòng nước cứ lặng lẽ ở lại, heo hút, mù mịt.
    Đọc câu thơ mà người đọc như cảm nhận được nỗi buồn ngấm vào trong gan ruột, ngấm vào từng câu chữ, buồn đến vô cùng vô tận.
    Thế nhưng, đặc sắc nhất trong thơ Huy Cận, trong tác phẩm Tràng Giang phải kể tới hình ảnh thơ độc đáo:
    “Củi một cành khô lạc mấy dòng”
    Các nhà thơ thường sử dụng những hình ảnh mang biểu tượng với ý nghĩa đẹp đẽ như vầng trăng, con thuyền, dòng sông, mặt nước, … thế nhưng ở đây, Huy Cận lại tận dụng một hình ảnh thơ có lẽ là độc nhất vô nhị trong thi ca Việt – cành củi khô. Hình ảnh cành củi khô giữa dòng nước vừa giản dị, vừa gợi lên bao cảm xúc khác lạ, mới mẻ trong lòng người đọc. Một cành củi khô lạc lõng giữa dòng chảy mênh mang của dòng sông, nó bơ vơ, không biết hướng về đây. “Cành củi” vốn đã tạo nên một cảm giác thật nhỏ bé, thật tầm thường, vậy mà ở đây lại chỉ là một cành củi “khô”, càng gợi lên sự hoang tàn, héo úa, thiếu sức sống. Cành củi ấy không như con thuyền, nó nhỏ bé hơn, bị quăng quật trong dòng nước bao la đến nỗi “lạc mấy dòng”. Nghệ thuật đảo ngữ được Huy Cận tận dụng triệt để ở đây, ông nhấn mạnh từ “củi” để gợi lên sự héo úa, thiếu sức sống đồng thời cũng để nhấn mạnh sự lẻ loi của cành củi giữa dòng sông rộng lớn. Một vật thể nhỏ bé, lại chỉ có một “củi một cành khô”, ít ỏi quá đỗi giữa cái mênh mông của sông nước này. Nhịp thơ 1/3/3, chậm rãi như gợi lên cái bé nhỏ quá đỗi của cành củi kia.
    Cả câu thơ như muốn gợi lên hình ảnh của một thân phận bé nhỏ, bơ vơ giữa dòng đời. Cành củi lạc giữa dòng nước chảy trôi cũng như con người mang trong mình nỗi sầu vô hạn, bơ vơ giữa dòng đời đang xô tới. “Mấy dòng” nước, mấy dòng đời, vậy mà chẳng thể chọn lấy một con đường đi, con người ấy thật lạc lõng, thật lênh đênh quá. Như Tố Hữu cũng đã từng nói về sự bơ vơ, vô định, không biết hướng đi cuộc đời mình trong bài “Dậy lên thanh niên”:
    “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
    Chọn một dòng hay để nước cuốn trôi”
    Huy Cận cũng đang trong tình thế ấy, và Huy Cận còn có một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng hơn cả Tố Hữu nữa.
    Khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang đã cho chúng ta thấy được một nỗi buồn xuyên suốt trong từng câu chữ. Tất cả những hình ảnh thơ đều sầu muộn, không có lấy một chút sức sống, chúng đều lênh đênh, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng nước trôi. Có lẽ bởi chính tâm hồn của Huy cận cũng đang trong một nỗi buồn nhân thế, chính vì vậy, nỗi buồn ấy đã ngấm sang từng cảnh vật quanh ông. Như Nguyễn Du đã từng khẳng định rằng:
    “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
    Bằng việc sử dụng cực kì hiệu quả những phép đối, những hình ảnh thơ, những biện pháp tu từ, ẩn dụ, nhân hóa, đã khiến cho chúng ta cảm nhận được một cái tôi thật nhỏ bé giữa cuộc đời, đặc biệt khi nó đứng trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, giữa vũ trụ bao la.
    Khổ thơ nói riêng cũng như bài thơ Tràng Giang nói chung đều tiêu biểu cho hồn thơ mang nỗi sầu nhân thế của Huy Cận – một nhà thơ thuộc phong trào thơ Mới vô cùng tài năng.

    Trả lời
  2. Giải đáp & Lời giải chi tiết Câu hỏi : Viết bài văn phân tích khổ 1 bài thơ Tràng Giang

    Câu trả lời : Huy Cận được biết đến là nhà thơ của phong trào thơ mới. Hầu hết các tác phẩm của ông đều tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng chứa đựng nỗi buồn của thế giới. Trong tất cả các tác phẩm, Tràng Giang được đánh giá cao cả về nội dung và nghệ thuật.
    Bài thơ được ông sáng tác năm 1939 khi đứng ở bờ nam bến Chàm ngắm sông Hồng. Có thể nói, cảnh quan nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho ông.
    Khổ thơ đầu chỉ có mấy câu ngắn gọn nhưng đã thể hiện rõ bức tranh sông nước mênh mông và tâm trạng của nhà thơ. 
    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
    Con thuyền xuôi mái nước song song
    Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ. Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả qua tâm hồn nhà thơ trở nên mới lạ, độc đáo. Bức tranh màu nước hiện lên rất đẹp với hình ảnh gợn sóng và con thuyền. Sóng chỉ gợn nhẹ nhưng cứ “nhắn nhủ” mãi. Nhờ có sóng mà thuyền cứ xuôi theo dòng nước. Ở hai câu thơ này, tác giả còn sử dụng từ bông huệ để tăng thêm nhịp điệu cho lời ca. Cách dùng từ của nhà thơ khá độc đáo đem lại một điểm mới trong văn chương.
    Hình ảnh dòng sông hiện lên thật đẹp qua lời thơ của tác giả. Tuy nhiên, tâm hồn con người ẩn chứa những nỗi buồn sâu thẳm. Chính vì sự tác động đó mà khi đọc hai câu thơ đầu ta sẽ cảm nhận được nỗi buồn được thể hiện qua từ ngữ. Sông nước bao la là thế nhưng con người mãi mãi chỉ là một sinh vật nhỏ bé giữa đất trời.
    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
    Củi một cành khô lạc mấy dòng
    Hình ảnh thuyền và nước sau khi song song với nhau thì bị tách ra. Đây là khoảng cách giữa các đại dương. Hình ảnh đó đã được nhân hoá để tăng cảm xúc. Cụm từ “buồn trăm bề” đã mang đến cho người đọc cảm giác buồn vô tận. Nỗi buồn ấy như đã lan tỏa khắp không gian. Đọc bài thơ, ta sẽ hình dung ra cảnh đoàn thuyền lênh đênh vô tận trên mặt nước bao la. Hình ảnh con thuyền và dòng sông đối lập nhau làm nổi bật nỗi buồn sâu thẳm của nhà thơ.
    Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn sử dụng hình ảnh “củi khô” điểm xuyết trong cảnh sông nước ấy. Chính yếu tố này đã tạo nên sự cô đơn của con người trước sự bao la của đất trời. Những cành đào cũng bị “héo” thể hiện sự thiếu sức sống của người dân. Đặc biệt, tác giả còn sử dụng phép đảo ngữ cho cụm từ “củi khô cành khô” cùng với nhịp thơ 1/3/3 nhằm nhấn mạnh thân phận con người bị vùi dập. Đứng trước khung cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy một nỗi buồn da diết. Ông buồn cho thân phận con người, nghĩ về dòng đời trôi nổi. Cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra. Con người luôn cô đơn, một mình chơi vơi với những thăng trầm của cuộc đời, không biết đi về đâu.
    Qua khổ thơ đầu của Tràng giang, ta đã phần nào thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại và cổ điển của nhà thơ. Nhờ vậy mà lời thơ gần gũi nhưng vẫn có sức lay động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Thêm vào đó là cách đặt nhan đề độc đáo theo lối tả cảnh ngụ ngôn.
    Ngoài ra, sự xuất hiện của các từ láy trong khổ thơ 1 mang lại nhiều giá trị biểu cảm. Qua đó, ta sẽ cảm nhận được vẻ quyến rũ, bao la của sông Hồng và sự nhỏ bé của con người trong khung cảnh ấy.
    Ngoài ra, Huy Cận còn thành công trong việc sử dụng hình ảnh độc đáo. Có thể bạn không thấy hình ảnh “cành khô” trong thơ ca Việt Nam. Chính sự mới lạ này đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng nâng tầm giá trị của tác phẩm.
    Phân tích khổ thơ 1 của Tràng giang, ta sẽ cảm nhận được nỗi buồn xuyên suốt đoạn văn. Tất cả những hình ảnh được nhắc đến, tuy gần gũi nhưng hiện ra dưới ngòi bút của Huy thật buồn bã và thiếu sức sống. Bởi lẽ, hồn thơ đang ẩn chứa nỗi buồn mà cảnh lại hiện ra thật buồn.
                      Chúc cậu học tốt ! #NguyenLeeDucManh16th03 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới