Viết bài văn phân tích đoạn 3 bài thơ Tràng Giang ( Có thể tham khảo nhưng ko đc chép trên mạng) Mn giúp mình vs nha

Viết bài văn phân tích đoạn 3 bài thơ Tràng Giang
( Có thể tham khảo nhưng ko đc chép trên mạng)
Mn giúp mình vs nha

1 bình luận về “Viết bài văn phân tích đoạn 3 bài thơ Tràng Giang ( Có thể tham khảo nhưng ko đc chép trên mạng) Mn giúp mình vs nha”

  1. Nếu nhà thơ Xuân Diệu đang quẩn quanh trong nỗi ám ảnh thời gian, sợ tình yêu đi mất và sợ tuổi trẻ trôi qua thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian, nhà thơ của nỗi sầu nhân thế. Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới gắn liền với bài thơ “Tràng giang”, tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực. Bài thơ là sự cô đơn, lẻ loi trước cảnh trời rộng sông dài cùng tình yêu nước rất âm thầm nhưng vô cùng thiết tha của tác giả.
    Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ, ông say mê sống và cũng say mê sáng tạo. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương; mà căn bản vì ông có một tâm hồn nhạy cảm. Xuân Diệu nhận xét rằng: “ Huy Cận đặc biệt nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn”. Thơ ông ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp và thơ Đường nhưng vẫn đậm nét truyền thống. Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý và vừa là một hồn thơ cổ điển. Hẳn đây là một trong những ” tố chất ” đặc biệt để hình thành hồn thơ của một thi sĩ, mà tất cả được gửi gắm trong tập thơ “Lửa thiêng ” – tập thơ dựng lên cả một thế giới nổi tiếng với vẻ quạnh vắng cô liêu. Ở Tràng Giang, ta sẽ tìm thấy cái hồn Đông Á, tìm thấy cái buồn ão não, tìm thấy phong cách thơ của Huy Cận, thả xuôi hồn mình cùng bài thơ . Nỗi buồn ấy xuất phát từ một buổi chiều thu Chủ Nhật, năm 1939, khi ông đắm mình ngắm nhìn dòng sông Hồng trên bến Chèm. Khung cảnh bốn bề sông nước mênh mông, vắng lặng đã khơi gợi ở hồn ông tứ thơ Tràng Giang.
    Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. “Tràng giang” là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “ang” đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ “tràng giang” mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng. Đúng như cách diễn tả của đại thi hào Nguyễn Du “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
    Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài”. Trước cảnh “trời rộng”, “sông dài” sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm “bâng khuâng” và nhớ. Từ láy “bâng khuâng” được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Đây cũng chính là mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ và cũng thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Huy Cận trước cách mạng. “Bâng khuâng” và “nhớ” được thể hiện xuyên suốt và dàn trải trong cả bốn khổ thơ của Tràng giang qua cách diễn đạt những sắc thái khác nhau của cảnh và tình. Và con “sông dài”, nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
    Thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
    Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
    Mênh mông không một chuyến đò ngang.
    Không cần gọi chút niềm thân mật,
    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
    Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường dùng trong thơ cổ điển, nó gợi cho ta liên tưởng tới một kiếp người trôi nổi, lênh đênh. Bèo trôi không biết dạt về đâu, không có một cái cầu, không chuyến đò để đưa khách, cảnh tưởng như vậy thì làm sao con người thoát được nỗi buồn. Nhưng trong thơ Huy Cận không chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là “hàng nối hàng”. Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là “bờ xanh tiếp bãi vàng” như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
    Mênh mông không một chuyến đò ngang
    Không cầu gợi chút niềm thân mật.
    Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. “…không…không” để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cách nói phủ định “không cầu, không một chuyến đò ngang” và hình ảnh “bờ xanh tiếp bãi vàng” đã khiến cho cảnh vật thiên nhiên càng hoang vắng, trống trải.Lời thơ đó của Huy Cận gợi nhớ cảm nhận về thiên nhiên của Truyện Kiều khi nàng đang đứng ở lầu Ngưng Bích :
    Bốn bề bát ngát xa trông
    Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
    Bên cạnh tâm trạng hiện đại ấy là từ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi từ nỗi buồn nó đã sâu sắc lắm rồi. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay.
    Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim… Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường. Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như “sâu chót vót”, dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được.
    Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, hồn thơ Huy Cận đã mang đến một Tràng giang “bài thơ đạt đến trình độ cổ điển của một hồn thơ mới” và cũng là tứ thơ “Ca ngợi cảnh trí non sông và dọn đường cho lòng yêu quê hương đất nước”.
    Tràng Giang – Huy Cận
    bài này hơi ngắn cậu thông cảm nhé, tại phân tích chưa đc sát lắm. mong cậu đánh giá ctlhn ạ. cảm ơn cậu nhe

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới