Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đ

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu.Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu Ché ét, ché ét trong lều, và tiếng chú V õ Tòng nói Thằng bé của anh nó lên đấy!. -Vào đây, An!-Tía nuôi tôi gọi. Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau. – Ngồi xuống đây chú em – Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ! (Trích Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Theo ngôi kể đó có tác dụng gì? Câu 3. Tìm những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách của chú Võ Tòng. Qua đó gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng? Câu 4. Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh như thế nào? Câu 5. Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích.

1 bình luận về “Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đ”

  1. Câu 1: 
    PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả
    ND: cuộc nói chuyện cửa chú Võ Tòng và cậu bé An 
    Câu 2:
    ngôi kể: thứ ba 
    người kể: là cậu bé An 
    tác dụng ngôi kể: 
    tạo tính khách quan cho câu chuyện 
    giúp tác giả dễ dàng điều chỉnh nhịp kể, không gian, thời gian và dễ dàng bình luận vào bài 
    Câu 3: 
            cách ăn mặc: 
    + cởi trần, mặc một chiếc quần kaki còn mới nhưng đã lâu không mặc ( chiếc quần lính Pháp có sáu túi ) 
            nhà cửa: 
    + xuồng buộc ở một gốc cây tràm
    + mấy bậc gỗ trơn tuột 
           cách tiếp khách:
    + ngồi trên hai gộc cây 
    + chaii rượi đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách 
    => gợi lên ấn tượng chú Võ Tòng là người thân thiện, cởi mở, giản dị, quý khánh 
    Câu 4: gợi lên cho em một bối cảnh hoang vắng, rùng rợn và đầy sự cô đơn 
    Câu 5: 
    – ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ địa phương đậm chất Nam Bộ 
    – phong cách: núi rừng và sông nước miền Nam Bộ 
    – lối sống sinh hoạt: con người nơi đây cung rất tư do, phóng khoáng, người với người đối đãi nhau bằng tình cảm hào sảng, gần gũi 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới