Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ và hiệu quả diện đạt của nó: a, Tiếng suối như tiếng hát xa trăng lòng cỏ thụ bóng lòng

Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ và hiệu quả diện đạt của nó:
a, Tiếng suối như tiếng hát xa
trăng lòng cỏ thụ bóng lòng hoa
b, Cháu chiến đấu hôm nay
vì lòng yêu Tổ quốc
vì xóm làng thân thuộc
bà ơi cũng vì bà
vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ

2 bình luận về “Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ và hiệu quả diện đạt của nó: a, Tiếng suối như tiếng hát xa trăng lòng cỏ thụ bóng lòng”

  1. a.
    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
    -Biện pháp tu từ:
    +So sánh( Tiếng suối- tiếng hát xa)
    +Điệp ngữ: lồng
    => Tác dụng: khắc họa bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, sự vật hiện lên một cách lung linh, ấm áp. Qua đó, thể hiện sự hòa hợp, rung cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh trước cảnh đẹp, phong thái ung dung, tự tại của Bác. Đồng thời, giúp tạo nhịp điệu cho bài thơ; câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm; gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe.
    b.
    Cháu chiến đấu hôm nay
    Vì lòng yêu Tổ quốc
    Vì xóm làng thân thuộc
    Bà ơi, cũng vì bà
    Vì tiếng gà cục tác
    Ổ trứng hồng tuổi thơ
    -Biện pháp tu từ: 
    +Điệp ngữ: vì
    =>Tác dụng: nhấn mạnh nguyên nhân, mục đích chiến đấu của người cháu, lí giải tấm lòng yêu nước cao cả, thiêng liêng bắt đầu từ tình yêu những sự vật nhỏ bé, gia đình, làng quê. Qua đó, bộc tình cảm yêu thương, cảm xúc tha thiết, sự gắn bó của người cháu đối với bà của mình.

    Trả lời
  2. Bài làm
    – Biện pháp tu từ:
    Tiếng suối như tiếng hát xa
    + Biện pháp so sánh, “Như” ở đây so sánh tiếng suối với tiếng hát xa. 
    trăng lòng cỏ thụ bóng lòng hoa
    + Biện pháp điệp ngữ (lặp từ), từ “Lòng” được lặp hai lần.
    -> Tạo ra sự thu hút trong bài thơ, làm bài thơ có sức lôi cuốn chứ không khô khóc, nhàm chán
    Cháu chiến đấu hôm nay
    lòng yêu Tổ quốc
    xóm làng thân thuộc
    bà ơi cũng
    tiếng gà cục tác
    ổ trứng hồng tuổi thơ
    + Biện pháp điệp ngữ (lặp từ), từ “Vì” được lặp hai lần để nhấn mạnh lí do mà nhân vật “cháu” đứng lên chiến đấu.
    @Hongphucnguyen

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới