Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo l

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta
1 tìm các câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
2 nội dung của bài thơ
3 tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì
4hinhf ảnh của người mẹ trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người con

1 bình luận về “Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo l”

  1. Câu 1
    Câu thơ có sử dụng phép so sánh: ( “Nước như ai nấu” ).
    “Những trưa tháng sáu
    Nước như ai nấu
    Chết cả cá cờ”.
    Từ so sánh: “như”.
    Tác dụng:
    + Tăng sức biểu đạt cho câu văn.
    + Giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc.
    + Nhấn mạnh, nổi bật lên sự oi ả, nắng nóng của cái trưa tháng sáu.
    Câu 2
    Nội dung: Tình cảm thắm thiết, cảm xúc sâu sắc của tác giả khi cảm nhận được vẻ đẹp của mẹ, của những người nông dân đã làm việc khó khăn, vất vả để ta có được những hạt gạo nuôi sống mỗi con người. 
    Câu 3
    Nghệ thuật: Điệp từ, điệp ngữ ( “Có” ) qua các câu thơ:
    vị phù sa”.
    hương sen thơm”.
    lời mẹ hát”.
    bão tháng bảy”.
    mưa tháng ba”.
    công các bạn”.
    Điệp câu: “Hạt gạo làng ta”.
    Tác dụng:
    + Làm câu thơ có sức hấp dẫn, thu hút hơn.
    + Tăng sức biểu đạt cho câu văn.
    + Bộc lộ cảm xúc của tác giả và cảm nhận sâu sắc qua ngòi bút tinh tế ấy.
    Câu 4
    Hình ảnh của người mẹ trong bài thơ hiện lên với sự vất vả, cực nhọc và sự hi sinh cao cả, dành hết tình yêu thương cho con, chăm chút cho con từng chút. Bỏ ra công sức để nuôi nấng, “trồng trọt” con của mình. Qua đó, ta thấy được những hạt gạo do chính tay mẹ nấu cũng rất cao cả, chúng ta phải biết quý trọng và biết ơn công lao, những hi sinh của mẹ dành cho chúng ta.
    # Énq

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới