khái niệm so sánh : … có mấy loại so sánh : … tác dụng của so sánh là gì : … khái niệm nhân hoá : … có mấy loại nhân

khái niệm so sánh : …
có mấy loại so sánh : …
tác dụng của so sánh là gì : …
khái niệm nhân hoá : …
có mấy loại nhân hoá : …
tác dụng của nhân hoá là gì : …
khái niệm điệp ngữ : …
có mấy loại điệp ngữ : …
tác dụng của điệp ngữ là gì : …
làm xong trước ngày mai giúp mình nha

1 bình luận về “khái niệm so sánh : … có mấy loại so sánh : … tác dụng của so sánh là gì : … khái niệm nhân hoá : … có mấy loại nhân”

  1. 1. Khái niệm so sánh 
    – So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    2. Có mấy loại so sánh?
    – So sánh ngang bằng
    VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta. 
    – So sánh không ngang bằng
    VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.
    3. Tác dụng của so sánh là gì ?
    – Giúp làm nổi bật những khía cạnh cụ thể mang tính đặc trưng của sự vật, sự việc trong từng trường hợp cụ thể  
    – Nâng cao sự sinh động, hấp dẫn của cách diễn đạt và hiện tượng, đồ vật, hình ảnh,…
    – Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung, liên tưởng sự việc với những gì được nói đến. 
    – Làm cho câu văn, bài thơ và cách diễn đạt hay hơn, tránh nhàm chán về cách diễn đạt.
    4. Khái niệm nhân hóa
    – Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
    5. Có mấy loại nhân hóa ?
    – Gồm có 3 kiểu chính : 
    + Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
    + Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
    + Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
    6. Tác dụng của nhân hóa :
    – Giúp loài vật, cây cối trở nên sinh động, gần gũi với con người.
    – Các loài vật,cây cối, con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.
    7. Khái niệm điệp ngữ :
    – Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.
    8. Có mấy loại điệp ngữ ?
    – Điệp từ bao gồm các dạng :
    + điệp cách quãng
    + điệp nối tiếp
    + điệp chuyển tiếp (điệp từ vòng). 
    9. Tác dụng của điệp ngữ :
    + Tạo sự nhấn mạnh : 
    – Có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.
    + Tạo sự liệt kê
    – Có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới