ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP DƯỚI ĐÂY                                 Mây và sóng                        RA-BIN-ĐƠ-RA-NÁT TA-GOMẹ ơi

ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP DƯỚI ĐÂY                                 Mây và sóng                        RA-BIN-ĐƠ-RA-NÁT TA-GOMẹ ơi, trên mây có người gọi con:Bọn tớ chơi từ khi thức dây cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?.Họ đáp: Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.Mẹ mình đang đợi ở nhà  con bảo  Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?.Thế là họ mỉm cười bay đi.Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.Con là mây và mẹ sẽ là trăng.Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Trong sóng có người gọi con:Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?.Họ nói: Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.Con bảo: Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,     Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.(Nguyễn Khắc Phi dịch (có tham khảo bản dịch của Đào Xuân Quý trong Thơ Ta-go, NXB Văn hoá  Thông tin, Hà Nội, 2000, tr. 137  138), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 86  87)1. Trong bài thơ Mây và sóng, “mây’ và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.  2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.   3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:   Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn  Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ  Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ  Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nàoDấu câu4. Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.Đại từ5. “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

6. Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch không. Vì sao.

GIÚP MIK VỚI

1 bình luận về “ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP DƯỚI ĐÂY                                 Mây và sóng                        RA-BIN-ĐƠ-RA-NÁT TA-GOMẹ ơi”

  1. Câu 1:
    Trong bài thơ Mây và sóng,”mây”và”sóng” là những hình ảnh ẩn dụ,cả hai vốn là hình ản thiên nhiên thơ mộng,chúng đều tùy thuộc vào trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh. Những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.
    Câu 2:Biện pháp tu từ được dùng:ẩn dụ
    Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự điễn đạt. Câu thơ nhằm nhấn mạnh những hình ảnh đặc sắc, lung linh của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Thế giới với vầng trăng vàng, bình minh bạc chan chứa thật nhiều niềm vui bất tận.
    Câu 3:Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ”. Mẹ làm biển, con làm sóng. Con sẽ lăn, lăn như làn sóng vỗ. Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ. Điều thú vị của trò chơi là ở chỗ các bạn sóng và các bạn mây chỉ đi chơi một mình thôi mà không nghĩ đến mẹ của chúng, còn em bé trong bài thơ, chắc em cũng muốn đi chơi nhưng em phải chơi cùng với mẹ. Tình mẹ con cùng hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau. Em không thể nào thiếu mẹ cũng như mẹ cũng không thể nào thiếu em. Tình mẹ con thiêng liêng đến nỗi “không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu”. Bởi lẽ, ở đâu có mẹ, ở đó có con; ở đâu có con, ở đó có bóng hình mẹ.
    Câu 4:
     Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó là dấu hai chấm.
    Câu 5:
    “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”. Đó là những người vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ  sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương bất tận và được đi khắp mọi nơi.
    Câu 6:
    Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Dùng một từ từ “bọn tớ” trong bài thơ là chưa hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người “trên mây” và “trong sóng”.
    Xin 5 sao + ctlhn ạ
    #iamthuhuongggg08

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới