Soạn văn : VỀ THĂM MẸ Mn giúp e vs ạ đây là bài lớp 6 Mng viết ngắn thôi nhé tại e ko cs đủ thời gian để viết

Soạn văn : VỀ THĂM MẸ

Mn giúp e vs ạ đây là bài lớp 6

Mng viết ngắn thôi nhé tại e ko cs đủ thời gian để viết dài mong mn giúp e ạ

2 bình luận về “Soạn văn : VỀ THĂM MẸ Mn giúp e vs ạ đây là bài lớp 6 Mng viết ngắn thôi nhé tại e ko cs đủ thời gian để viết”

  1. Tìm hiểu chung văn bản về thăm mẹ :
    I. Tác giả
    – Tên : Đinh Nam Khương (1949 – 2018)
    – Quê quán : Hà Nội
    – Chức danh : Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
     Tác phẩm chính : 
    Lặng lẽ một dòng sông
    Về thăm mẹ
    Nhớ Trường Sơn
    Gừng
    Tiếng gà trưa
    II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm 
    1. Thể loại : Thơ lục bát
    2. Xuất xứ : Trích Mẹ (Tuyển thơ) – 2002
    3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
    4. Bố cục khổ thơ : tự chia ạ !
    5. Giá trị nội dung :
     Bài thơ trên thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con
    6. Giá trị nghệ thuật :
    – Thể thơ lục bát nhịp nhàng và biểu cảm
    – Kết hợp các biện pháp tu từ : ẩn dụ và liệt kê
                                                                                                                                       
    Mik chỉ làm đc như vậy thiếu mog bn bổ sung ạ >< ko cần hay nhất âu chỉ cần 5 sao + cảm ơn là đc ! Cảm ơn nhìu nho mik đã cố lắm thông cảm nha !
                                                                            
    @Dau

    Trả lời
  2. – Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát). 
    – Khi đọc bài thơ lục bát:
    + Bài thơ được chia thành 4 khổ thơ. Số dòng thơ:
    Ÿ Khổ 1, 2, 3: Bốn dòng thơ.
    Ÿ Khổ 4: Hai dòng thơ.
    + Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (đông – không; nhà – ra – òa; rơi – rồi – ngồi; mưa – bừa – hờ; rơm – ươm – nơm; vành – cành – dành; con – hơn – đơn)
    + Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.
    + Bài thơ viết về buổi thăm mẹ của tác giả.
    + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ: Ẩn dụ nón mê; áo tơi,…
    + Từ ngữ trong bài thơ giàu tính gợi hình về quê hương, sử dụng từ láy,…
    → Tác dụng: Tạo ra âm điệu nhẹ nhàng như tình cảm ấm áp người mẹ dành cho người con…
    + Tác giả (nhân vật trữ tình) đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ.
    → Đó là những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ về những điều mà người mẹ đã hi sinh, dành dụm cho bản thân mình.
    – Đọc trước văn bản Về thăm mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Đinh Nam Khương:
    + Tác giả Đinh Nam Khương (1948 – 2018), quê quán ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông từng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
    + Các tác phẩm chính đã xuất bản: 
    Ÿ Nén hương trên mộ người đàn bà (tiểu thuyết) (1992); 
    Ÿ Và các tập thơ: Phía sau những hạt cát (2001), Đợi chờ gió và trăng (2003), Đá vàng (2005), Trên lối đi thời gian (2007), Thơ tình Đinh Nam Khương (2009), 57 lá bùa mê (2009), Hóa đá trước heo may (2011), Lặng lẽ một dòng sông (2013)
    + Những giải thưởng văn chương:
    Ÿ Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 của Báo Văn nghệ
    Ÿ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội
    Ÿ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 của Báo Văn nghệ
    Ÿ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 – 2003
    – Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em là hồi hộp và nhớ nhung mọi người và mong chờ từng giây phút được gặp lại. Điều tuyệt vời nhất là cảm giác được ở bên cạnh những người mình thân yêu nhất
                                      Mik sửa lại r đâyy

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới