viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng nghiện game

viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng nghiện game

2 bình luận về “viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng nghiện game”

  1.     Hiện nay, trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao dẫn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
    Trong đó, Game là nơi hội tụ các học sinh thanh niên liêu lỏng , ham chơi nhưng có một số chỉ chơi game để giải trí. Trên Game có rất nhiều thể loại khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ sa ngã và tìm hiểu những con game hay dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.
    Nghiện Game là chơi quá mức cho phép, chơi mọi lúc, mọi nơi , không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, ko học hành mà lại lạc mình ở trong thế giới hư cấu .
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện Game nhưng chủ yếu là do bản thân các bạn trẻ chưa nhận thức được mặt trái của Game, còn ham chơi, tò mò, hiếu động, muốn chứng tỏ bản thân với người xung quanh. Các bậc phụ huynh chưa quản lý chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái. Nhà nước và chính quyền địa phương không quản lý các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sát bên trường học và mọc lên ngày càng nhiều.
    Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta ko thể ko dành thời gian để chơi game, game trở thành từ một phần ko thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta nhưng chúng ta phải nên biết chừng mực,chỉ coi game như một người bạn để giảm căng thẳng chứ ko phải cứ ngày ngày cắm đầu vào màn hình điện thoại, máy tính,… để cày game .Nhờ Game, con người có thể vui vẻ sao một ngày dài làm việc, học tập mệt mỏi, … . Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên. Ngoài những hữu ích, Game còn chứa rất nhiều những tựa game mang tính chấtbko hợp lứa tuổi; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện game. Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Game cũng là nguyên nhân dẫn đến đạo đức con người bị suy giảm.
    Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy biết tự trang bị kiến thức về Game cho bản thân để tránh tình trạng nghiện ngập. Các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt là trường học phải quan tâm, quản lý, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởng không lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, không để họ mãi chìm đắm trong cái thế giới hư cấu ấy dẫn đến họ có thể giết người, trộm cắp.
    Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Game nhưng đừng lạm dụng nó, phải biết chọn lọc những tựa game lành mạnh, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành một người nghiện.

    Trả lời
  2. [BẠN THAM KHẢO NHA]
    #Ngân
           Trong cuộc sống hiện đại thời nay, chỉ cần điện thoại hoặc máy tính ta có thể chơi những ứng dụng trò chơi điện tử. 
           Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Về mặt tích cực: Trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng, giảm stress, lấy lại tinh thần, để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí free, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể chơi. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
                 Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ giới hạn, chúng ta dễ dàng nghiện trò chơi điện tử. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính, điện thoại, ipad… Trước sức cám dỗ của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Các bạn chơi game đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi,  hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh  nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
                  Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lý: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30 phút . Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
                Chưa bao giờ là muộn để chúng ta thay đổi và sống hết mình với niềm tin và tình yêu của mình. Game có thể là một người bạn tốt nhưng cũng có thể là kẻ thù, tùy vào ý chí của bản thân mỗi người. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới