Viết một bài văn cảm thụ về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (GIÚP MK VS ĐII Ạ)

Viết một bài văn cảm thụ về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
(GIÚP MK VS ĐII Ạ)

1 bình luận về “Viết một bài văn cảm thụ về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (GIÚP MK VS ĐII Ạ)”

  1. Những bài thơ của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi rất nhẹ nhàng, tình cảm. Chuyện cổ tích về loài người là một trong số đó. Qua bài thơ này, Xuân Quỳnh đã gửi gắm tình yêu thương đến trẻ con.
    “Trời sinh ra trước nhất
    Chỉ toàn là trẻ con
    Trên trái đất trụi trần
    Không dáng cây ngọn cỏ
    Mặt trời cũng chưa có
    Chỉ toàn là bóng đêm
    Không khí chỉ màu đen
    Chưa có màu sắc khác”
    Dưới hình thức là một bài thơ, nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” lại giống như một câu chuyện kể nguồn của con người. Khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm Không khí chỉ màu đen, vẫn chưa có màu sắc khác. Trời đã sinh ra trẻ con đầu tiên. Một cách lí giải độc đáo, khác hẳn với quy luật tự nhiên. Nhưng qua đó, chúng ta thấy được tình yêu mà tác giả dành cho trẻ con.
    Trẻ con được sinh ra trước nhất. Sau đó, mọi vật ra đời đều nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ con. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời nhô cao để chiếu sáng vạn vật, giúp trẻ con nhìn rõ. Cây, cỏ ra đời giúp trẻ con có thể phân biệt được màu sắc. Chim chóc ra đời giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh. Dòng sông, đám mây, biển cả giúp trẻ con biết cảm nhận về giá trị cuộc sống. Còn con đường xuất hiện là giúp trẻ con tập đi… Mọi vật trên trái đất xuất hiện đều xoay quanh cuộc sống của trẻ con.
    Và rồi, sự xuất hiện của mẹ, bà hay bố cũng thật đặc biệt. Bởi trẻ con cần tình yêu thương, nên mẹ đã xuất hiện:
    “Nhưng còn cần cho trẻ
    Tình yêu và lời ru
    Cho nên mẹ sinh ra
    Để bế bồng chăm sóc”
    Mẹ xuất hiện cùng với tình yêu thương vô bờ và lời hát ru ngọt ngào. Đôi bàn tay mẹ đã bế bồng, chăm sóc trẻ con. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ yên bình, để trẻ con lớn khôn từng ngày.
    Trong quá trình trưởng thành, những câu chuyện của bà kể đã đồng hành cùng trẻ con. Người bà xuất hiện cũng từ đó:
    “Biết trẻ con khao khát
    Chuyện ngày xưa, ngày sau
    Không hiểu là từ đâu
    Mà bà về ở đó
    Kể cho bao chuyện cổ…”
    Chuyện về cô Tấm dịu hiền, tên Lí Thông độc ác… qua lời kể của bà trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời, bà còn muốn gửi gắm vào đó là bài học về cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.
    Khi lớn khôn, trẻ con sẽ muốn khám phá, học hỏi. Chính vì vậy, bố đã sinh ra để dạy cho trẻ con nhiều điều bổ ích trong cuộc sống:
    “Muốn cho trẻ hiểu biết
    Thế là bố sinh ra
    Bố bảo cho biết ngoan
    Bố dạy cho biết nghĩ
    Rộng lắm là mặt bể
    Dài là con đường đi
    Núi thì xanh và xa
    Hình tròn là trái đất…”
    Bố đã uốn nắn trẻ con nên người, từ suy nghĩ đến hành động. Bố còn là người giải đáp cho trẻ con những thắc mắc về cuộc sống. Nhưng bố không thể ở bên trẻ con mãi. Thế là trường học đã xuất hiện, với thầy cô:
    “Chữ bắt đầu có trước
    Rồi có ghế có bàn
    Rồi có lớp có trường
    Và sinh ra thầy giáo”
    Có trường học, trẻ con được học hỏi những kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Đó chính là biểu hiện của một xã hội văn minh, hiện đại.
    Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” đã kể về nguồn gốc của trái đất, con người thật thú vị, dễ hiểu. Đọc bài thơ, chúng ta như được đọc những truyện cố tích xa xưa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới