viết một bài văn kể về con rồng cháu tiên

viết một bài văn kể về con rồng cháu tiên

2 bình luận về “viết một bài văn kể về con rồng cháu tiên”

  1. Ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt – tức vùng đất Bắc Bộ bây giờ có một vị thần thuộc loài rồng, tên gọi Lạc Long Quân, vốn là con trai của thần Long Nữ. Lạc Long Quân là vị thần khôi ngô tuấn tú, sức khỏe phi thường, tấm lòng nhân hậu. Do vậy, thần thường lên cạn dạy cho nhân dân cách trồng trọt, cách ăn ở và thần thường diệt trừ yêu quái giúp nhân dân.
    Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông. Âu Cơ là một nàng tiên vô cùng xinh đẹp, lại thích đi đó đây, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nên nàng tìm đến thăm. Tại đây, Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, họ nảy sinh tình cảm và nhanh chóng kết duyên vợ chồng. Họ sống cùng nhau hạnh phúc tại cung điện Long Trang. Một thời gian sau, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, thật kì lạ làm sao, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Những chiếc trứng ấy nở ra một trăm người con trai khôi ngô tuấn tú và vô cùng khỏe mạnh. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi ,ắt hẳn vì chúng mang trong người dòng máu của Tiên, của Rồng. Lạc Long Quân vốn họ rồng, không quen sống trên cạn nên đã từ biệt vợ con trở về với biển cả. Sau một khoảng thời gian không thấy chàng trở lại, Âu Cơ bèn gọi chồng lên gặp mặt. Tại đây, chàng trình bày rõ mong muốn được sống ở đại dương bao la, không thể tiếp tục mối duyên vợ chồng với nàng được nữa. Chính vì thế, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia đôi đàn con của mình, năm mươi con theo cha xuống biển, còn năm mươi con ở lại trên đất liền cùng với mẹ, cùng nhau cai quản bốn phương.
    Người con trai cả của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, đất nước Văn Lang tồn tại đến mười tám đời Vua Hùng, giúp cho đất nước thuở ấy trở nên phồn vinh và thịnh vượng.
    Truyền thuyết này là một cách giải thích về nguồn gốc của con người Việt Nam, đã góp phần lí giải tại sao người Việt lại tự hào xưng mình là “Con Rồng cháu Tiên”

    Trả lời
  2. Chuyện xưa kể rằng, hồi ấy có chàng Lạc Long Quân ở miền đất Lạc Việt vốn có tài năng và đức độ, chàng thuộc nòi Rồng. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ, với tấm lòng thiết tha với nhân dân cùng khả năng võ nghệ cao cường, chàng thường lên đất liền để giúp dân diệt trừ lũ yêu ma tác oai tác quái và dạy dân nghề trồng trọt. Nhân dân khắp miền ai cũng yêu mến chàng Lạc Long Quân hiền từ lại giỏi giang. Lúc bấy giờ, ở chốn non cao nơi vùng đất phương Bắc có người con gái xinh đẹp tên Âu Cơ. Nàng là con của thần Nông, một vị thần gắn bó với việc trồng trọt lúa ngô, khoai sắn của nhân dân. Người người khắp chốn ai cũng ngợi ca về vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, với niềm yêu thích cái đẹp cùng sự tò mò về vùng đất này nên nàng xin phép vua cha đến thăm nơi này. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân, mến nhau và nên duyên vợ chồng, cùng sinh sống tại mảnh đất Long Trang.
    Sau một thời gian, nàng Âu Cơ có mang và sinh ra một cái bọc lớn với trăm quả trứng, sau bảy ngày quả trứng này nở ra được một trăm người con. Là con của những vị thần nên mặt mũi khôi ngô, tuấn tú vô cùng cũng chẳng cần bú mớm sữa mẹ mà đàn con lớn nhanh như thổi, lại rất khoẻ mạnh, tài giỏi. Sau thời gian sống cùng vợ con ở đất liền, Lạc Long Quân cảm thấy nhớ quê nhà. Nỗi nhớ nhà da diết ấy khiến lòng chàng rất đỗi phân vân, cuối cùng Lạc Long Quân quyết định trở về nơi chàng sinh ra. Một mình vất vả nuôi con lại thiếu thốn tình cảm vợ chồng, nàng Âu Cơ vô cùng buồn bã bèn gọi Lạc Long Quân lên mà than rằng:
    – Sao chàng nỡ đành lòng để mẹ con thiếp bơ vơ nơi chốn này mà đi? Không cùng thiếp chăm sóc và dạy dỗ các con chúng ta?
    Lạc Long Quân vô cùng thương vợ và các con, chàng ân cần giải thích cho vợ hiểu nỗi lòng mình:
    -Ta thân là nòi rồng ở chốn thủy cung, nơi nước non, biển cả, nàng lại là tiên miền cạn nơi núi non hùng vĩ. Hai chốn vốn tập quán, thói quen khác nhau. Vì vậy, ta và nàng khó lòng mà sống cùng nhau lâu dài được. Mong nàng hiểu cho nỗi lòng của ta.
    Âu Cơ vẫn sụt sùi trong dòng nước mắt, lặng lẽ nghe lời giãi bày của chồng mình. Lạc Long Quân thương cảm nhìn vợ mà tiếp lời:
    – Hãy là thế này, Âu Cơ nàng ạ! Nay ta cùng nàng chia nhau dạy con, ta cùng năm mươi con xuống biển trông nom, nàng đưa năm mươi con lên núi chăm sóc. Bận nếu có việc gì khó khăn thì cùng nhau xây đắp, giúp đỡ. Tuy khoảng cách có xa nhưng lòng nguyện thủy chung son sắt. Đừng quên lời hẹn. Ý nàng thế nào?
    Dù buồn lòng song Âu Cơ vẫn nghe lời chồng, nàng đưa 50 con lên đất Phong Châu chăm sóc. Sau này trưởng thành, ai cũng giỏi giang, người con cả xây dựng đất nước lấy niên hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Trải qua bao đời và dựng xây đất nước, các con nối tiếp ngôi vị vua cha đều lấy niên hiệu là Hùng Vương. Các vua Hùng đều góp công lao rất lớn trong quá trình dựng nước của dân tộc ta.
    Sau này, khi nhắc về nguồn gốc của dân tộc ai cũng tự hào về nguồn cội con Rồng Cháu Tiên. Mọi người trên khắp mọi miền đất nước cũng nêu cao tinh thần dân tộc, sự tương thân tương ái cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau, xứng đáng với lời dặn dò của thế hệ xưa. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” là thế đấy các bạn ạ, tuy bình dị nhưng nó để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về cội nguồn và tinh thần dân tộc.
                                   Nếu có j sai sót mog bn bỏ qua.Chúc bạn học tốt:333

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới