Bài thơ : Mẹ Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau – ngọn xanh rờn Mẹ – đầu bạc trắng Cầu ngày càng cao Mẹ ngày một thấp

Bài thơ : Mẹ
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng
Cầu ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cầu gần với giời
Mẹ thì gần đất!
Ngày con còn bé
Cầu mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
– Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa
Câu hỏi :
1.Nêu chủ đề cuả bài thơ?
2.hình ảnh nào trong bài thơ được đối sánh với hình ảnh mẹ , ở những phương diện nào ? liệt kê những hình ảnh thể hiện ? vì sao tác giả lại lựa chọn hình ảnh đó ?
3.Để thể hiện hình hình tượng người mẹ và cau , tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật ? ( biện pháp tu từ )

1 bình luận về “Bài thơ : Mẹ Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau – ngọn xanh rờn Mẹ – đầu bạc trắng Cầu ngày càng cao Mẹ ngày một thấp”

  1. Lời giải :
    Câu 1 :
    -Chủ đề bài thơ : Tình mẫu tử
    Câu 2 : 
    -Hình ảnh cây cau trong bài thơ được đối sánh với hình ảnh người mẹ.
    – Phương diện
    + Lưng mẹ còng rồi >< Cau thì vẫn thẳng
    + Cau – ngọn xanh rờn ><  Mẹ – đầu bạc trắng
    + Cau ngày càng cao >< Mẹ ngày một thấp
    + Cau gần với giời >< Mẹ thì gần đất
    -Liệt kê những hình ảnh thể hiện :
    +Lưng mẹ còng rồi / Cau thì vẫn thẳng / Mẹ đầu bạc trắng / Cau ngày càng cao / Mẹ ngày một thấp /  Cau gần với giời / Mẹ gần với đất / Khô gầy như mẹ.
    -Vì hình ảnh cây cau là hình ảnh quen thuộc gắn liền với hình ảnh làng quê,với người phụ nữ Việt Nam,các bà,mẹ thường hay nhai trầu cau.Tác giả cho thấy cây cau ngày một phát triển,cao lớn còn người mẹ thì ngày một già đi.Bài thơ bày tỏ nỗi xót xa của người con dành cho mẹ mình.
    Câu 3 :
    Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:
    + Tương phản đối lập “còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng
    + So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.
    + Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

    Chúc bạn học tốt!
    #nhuquynh

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới