ĐỀ 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi ăn ong đấy! Mấy hôm trước,

ĐỀ 8:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi ăn ong đấy! Mấy hôm trước, má nuôi tôi đã kể tỉ mỉ cho tôi nghe cách gác kèo ong thế nào, nhưng tôi vẫn chưa hình dung được “ăn ong ra sao. Những điều má nuôi tôi kể, trong các sách giáo khoa không thấy nói. Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho tôi một khái niệm chung chung về loài ong, về những lợi ích của con ong, đại khái vậy thôi. Hiển nhiên từ những thời xa xôi thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người ta vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách theo dấu đường bay của những con ong về tổ. Người ta phải khó nhọc lắm mới đưa được con ong rừng về nuôi thành con ong nhà, vì như thế, việc lấy mật sẽ dễ dàng và đảm bảo hơn.
Trong kho tàng của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thầy giáo tôi kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã bảo cho tôi nghe vừa rồi.
– Thôi, dừng lại nghỉ một lát, bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi! – Tía nuôi tôi ra lệnh cho chúng tôi như vậy.
Quả là tôi đã mệt thật. Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu! Chúng tôi đã bơi xuồng đi từ lúc gà vừa gáy rộ canh tư. Thằng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Câu 1. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Kể theo ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là ai?
Câu 2. Từ ăn ong; ăn lông ở lỗ nghĩa là gì?
Câu 3. Tìm chi tiết thể hiện tình yêu thương của tía nuôi dành cho An?
Câu 4. Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho một khái niệm chung chung; những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong sách vở cũng không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo. Chi tiết này nói lên điều gì?
Câu 5. Chi tiết Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là! cho biết nhân vật Cò là người như thế nào?
Câu 6. Qua câu chuyện trên, em có nhận xét gì về nhân vật An?
Câu 7. Hãy chia sẻ những điều độc đáo trong phong tục tập quán của quê hương em.

2 bình luận về “ĐỀ 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi ăn ong đấy! Mấy hôm trước,”

  1. Trả lời :
    Câu 1 
    -Đoạn trích trên kể về 1 lần An cùng Cò và tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng U Minh .
    -Đoạn trích trên đc kể theo ngôi thứ 1 ( Người kể chuyện xung tôi )\
    -Người kể truyện là cậu bé An 
    Câu 2 
    – Từ ” ăn ong ” có nghĩa là : Nuôi và lấy mật ong trong rừng .
    – Từ ” ăn lông ở lỗ ” có nghĩa là : Chỉ lối sống hoang dã , thiếu hiểu biết .
    Câu 3 
    – Chi tiết thể tình yêu thương tía nuôi dành cho An :
    + Thôi ! Dừng lại nghỉ một lát . Bao giờ thằng An đỡ mệt , ăn cơm xong hẵng đi 
    Tía An nghe An thở ở phía sau nên cũng biết An đã thấm mệt 
    Câu 4 :
    Chi tiết ” Khoa học tự nhiên …..  gác kèo ” nói lên nét độc đáo , khác biệt trong cách lấy mật ong ở rừng U Minh .
    Câu 6 : 
    Chi tiết ” Cặp chân giò ….. nữa là ” Cho thấy Cò là 1 cậu bé khỏe mạnh , nhanh nhẹn , từng trải với việc đi bộ đường rừng .
    Câu 6 :
    Nhân vật cậu bé An giàu tình cảm , hiểu chuyện , ham hiểu , thích khám phá . 
    ( Câu 7 bn tự làm nha)

    Trả lời
  2. 1/
    Đoạn trính kể về hành trình đi lấy mật ong của nhân vật tôi, Tía và thằng Cò 
    Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”
    Người kể chuyện là cậu bé An
    2/
    Ăn lông ở lỗ chỉ kiểu sống hoang dã, ăn tươi nuốt sống, chui rúc, thiếu vệ sinh
    3/
    Chi tiết thể hiện tình yêu thương của tía nuôi dành cho An: “– Thôi, dừng lại nghỉ một lát, bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi! – Tía nuôi tôi ra lệnh cho chúng tôi như vậy.
    4/
    Chi tiết nói lên kinh nghiệm của những người làm nghề, tri thức trong sách vở đôi khi chưa thực sự chính xác bằng hiểu biết của người làm nghề lâu năm.
    5/
    Chi tiết trên cho thấy nhân vật Cò là người khỏe khoắn, nhanh nhẹn, cuộc sống đã quen với vất vả.
    6/
    Nhân vật An là người hồn nhiên, hiếu động ham học hỏi, thích khám phá
    7/ 
    Quê hương em có phong tục xin lửa thánh đầu năm.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới