ĐỀ SỐ 1: Đọc đoạn văn bản sau: Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn

ĐỀ SỐ 1:
Đọc đoạn văn bản sau:
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng, và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hai ban đêm, chúng vẫn cứ nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bờ cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
(Trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp)
Và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn trích.
Câu 2. Xác định ngôi kể và người kể truyện trong đoạn trích. Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện trong đoạn trích.
Câu 3. Trong cảm nhận của tôi, hai cây phong có điểm gì khác biệt so với các loài cây khác trong làng? Chỉ ra nghệ thuật của tác giả khắc họa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích và tác dụng của các nghệ thuật đó.
Câu 4. Vì sao hai cây phong có thể hiện lên ấn tượng và sinh động đến vậy?
Câu 5. Theo em hai cây phong trong đoạn văn mang ý nghĩa gì?

1 bình luận về “ĐỀ SỐ 1: Đọc đoạn văn bản sau: Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn”

  1. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích là: Tự sự.
    – Nội dung của đoạn trích là: Miêu tả hình ảnh hai cây phong quen thuộc trong làng của nhân vật “tôi”.
    Câu 2.
    – Ngôi kể: thứ nhất
    – Người kể truyện trong đoạn trích là An – tư – nai.
    – Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện trong đoạn trích là: Giúp đoạn trích trở nên có hồn, người đọc như được nhập vào nhân vật “tôi” để cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp của hai cây phong.
    Câu 3. Trong cảm nhận của tôi, hai cây phong có điểm khác biệt so với các loài cây khác trong làng là: chúng có tiếng nói riêng, và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu.
    – Nghệ thuật của tác giả khắc họa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích là sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa
    – Tác dụng của các nghệ thuật đó là:
    + So sánh giúp hình ảnh hai cây phong thêm sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc.
    + Nhân hóa giúp hai cây phong trở nên có hồn, sinh động và giàu hình ảnh hơn.
    + Nhờ nghệ thuật ấy mà đoạn văn cũng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và truyền tải được thông điệp của tác giả đến người đọc hơn.
    Câu 4. Hai cây phong có thể hiện lên ấn tượng và sinh động đến vậy vì: tác giả đã cho người đọc như được hòa nhập vào nhân vật, cảm nhận được rõ hình ảnh hai cây phong ấy và kết hợp với các nghệ thuật, ngôn từ sinh động, hấp dẫn người đọc hơn.
    Câu 5. Theo em hai cây phong trong đoạn văn mang ý nghĩa là: đó là những phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp mà làng của nhân vật “tôi” có, nó được lưu giữ, bảo vệ và phát huy từ xa xưa đến tận bấy giờ. Đó là tinh thần kiên trì, cố gắng phấn đấu, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thửu thách.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới