I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CON CÁO VÀ CHÙM NHO

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CON CÁO VÀ CHÙM NHO
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức bước bọt cứ trào ra hai bên mép.
– Ái chà chà, ngon quá đi mất!
Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được.
– Nào! Cố lên nào. Cố lên!
Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao.
– Một, hai, ba. Nhảy nào
Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình:
– Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được!
Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên.
– Hai, ba. Nhảy nào!
Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
– Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ?
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả.
Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện Con Cáo và chùm nho thuộc thể loại nào?
A. Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích.
Câu 2. Trong văn bản con Cáo đã rơi vào tình huống nào?
A. Cáo đói khát, lẻn vào vườn trộm nho.
B. Vườn nho không có quả để Cáo hái.
C. Con Cáo bị ông chủ vườn nho bắt nhốt.
D. Con Cáo không thể vào được vườn nho.
Câu 3. Hai câu sau được liên kết với nhau bởi phép nối, đúng hay sai?
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho(1). Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được(2).
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 4. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì?
– Một, hai, ba. Nhảy nào
A. Giãn nhịp điệu câu văn.
B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.
C. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
D. Thể hiện sự bất ngờ.
Câu 5. Vì sao Cáo quyết định rời khỏi vườn nho?
A. Vì bị chủ vườn nho đuổi đi.
B. Vì Cáo cảm thấy có lỗi với việc làm của mình.
C. Vì nho còn xanh và không thể với tới được.
D. Vì Cáo thấy vườn nho có sâu và ong.
Câu 6. Theo em, Ha ha trong văn bản diễn tả điều gì?
A. Mệt mỏi.
B. Vui mừng, phấn khởi.
C. Bực tức, khó chịu.
D. Thất vọng.
Câu 7. Vì sao Cáo lại tìm đến cây nho khác?
A. Vườn nho không hấp dẫn với Cáo.
B. Vì các bạn của Cáo rủ đi.
C. Vì bị ong đốt.
D. Hi vọng có chùm nho thấp hơn để hái.
Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của Cáo?
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Chủ quan, tự đắc.
C. Điềm tĩnh.
D. Nóng vội nhưng dũng cảm.
Trả lời các câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Em hãy hình dung tâm trạng của con Cáo sau khi rời khỏi vườn nho?
Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

1 bình luận về “I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CON CÁO VÀ CHÙM NHO”

  1. 1/ B. Truyện ngụ ngôn.
    2/ A. Cáo đói khát, lẻn vào vườn trộm nho.
    3/ A. Đúng.
    4/ A. Giãn nhịp điệu câu văn.
    5/ C. Vì nho còn xanh và không thể với tới được.
    6/ B. Vui mừng, phấn khởi.
    7/ D. Hi vọng có chùm nho thấp hơn để hái.
    8/ B. Chủ quan, tự đắc.
    9/ 
    Sau khi rời khỏi vườn nho, Cáo rầu rĩ, buồn chán, không phục
    10/ 
    Truyện phê phán phê phán mạnh mẽ thói biện minh của con người, không chịu thừa nhận yếu kém, luôn đổ lỗi sự thất bại của mình cho hoàn cảnh.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới