lập dàn ý bài văn cảm nghĩ về ngày tết Nguyên Đán ở quê hương em

lập dàn ý bài văn cảm nghĩ về ngày tết Nguyên Đán ở quê hương em

2 bình luận về “lập dàn ý bài văn cảm nghĩ về ngày tết Nguyên Đán ở quê hương em”

  1. 1. Mở bài
    Dẫn dắt, giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về ngày tết cổ truyền.
    2. Thân bài
    a. Cảm nghĩ về không khí trước Tết
    – Nơi nào cũng đông đúc, nhộn nhịp: Các con đường nhiều phương tiện giao thông qua lại; Khu chợ tấp nập người mua kẻ bán
    – Đường phố, cửa hàng được trang trí rực rỡ màu sắc.
    – Mọi người đều hân hoan, háo hức chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết
    => Không khí trước Tết thật rộn ràng, vui tươi khiến em cảm thấy vô cùng thích thú.
    b. Cảm nghĩ về những ngày Tết
    – Chiều ba mươi Tết, cả gia đình quây quần bên mâm cơm đoàn viên, cùng đón giao thừa.
    – Mùng 1 Tết, mọi người đi chúc Tết, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới.
    – Trẻ em sung sướng vì được mặc quần áo mới, nhận những phong bao lì xì đỏ thắm và ăn nhiều món ăn ngon.
    – Trên vô tuyến có nhiều chương trình Tết, nhiều nơi còn tổ chức các lễ hội dân gian hấp dẫn
    => Tết là dịp để mọi người có dịp sum họp, trò chuyện với nhau.
    3. Kết bài
    Cảm nhận về ý nghĩa của dịp Tết cổ truyền, mong muốn của người viết về việc lưu giữ những nét đẹp truyền thống của quê hương
    Votes nka^^

    Trả lời
  2. I. Mở bài: Giới thiệu chung về tết nguyên đán
    Tết nguyên đán có từ lâu đời và trở thành ngày hội văn hóa đặc sắc của người châu Á trong đó có người Việt Nam. Đây là thời gian cả gia đình sum họp, đầm ấm bên nhau sau khoảng thời gian xa cách.
    II. Thân bài
    Nguồn gốc Tết nguyên đán
    – Tết nguyên đán xuất xứ từ Trung Quốc và đã có từ hàng ngàn năm trước.
    – Ngày Tết dành cho các nước sử dụng âm lịch.
    Mua sắm thờ cúng tổ tiên
    – Chuẩn bị mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên.
    – Hoa Tết trang trí nhà cửa đón Tết.
    – Bánh kẹo, hoa quả, thức uống: tiếp đãi khách đến nhà và ăn uống trong những ngày Tết được đầy đủ.
    – Dọn dẹp, trang trí nhà cửa mới.
    Mốc thời gian quan trọng trong Tết
    – Tất niên: gia đình làm lễ cúng cuối năm.
    – Giao thừa: thời khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới rất được xem trọng.
    – Xông đất: người đầu tiên bước vào nhà để mang đến tài lộc cho chủ nhà.
    – Xuất hành: theo quan niệm người xưa xuất hành đúng hướng sẽ mang lại tài lộc, may mắn.
    – Chúc Tết người thân, bạn bè: nét đẹp trong truyền thống văn hóa.
    – Mừng tuổi: ông bà mừng tuổi cho các cháu bé, ngược lại con cái mừng tuổi cho bố mẹ, ông bà.
    – 3 ngày Tết: ngày mùng 1 khởi đầu năm mới kiêng kỵ đến nhà người khac, ngày này còn gọi là Tết cha. Mùng 2 đó là thường gọi là Tết mẹ. Mùng 3 Tết thầy, học sinh đi thăm thầy cô giáo.
    Ý nghĩa ngày Tết nguyên đán
    – Tết cổ truyền quan trọng và một trong những lễ hội quan trọng trong văn hóa người Việt.
    – Gia đình, bạn bè sum họp, gặp mặt sau khoảng thời gian xa cách.
    III. Kết bài
    Tết nguyên đán là lễ hội quan trọng nhất của người Việt trong một năm, mọi người gặp nhau họp mặt và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp, làm ăn thành đạt trong năm mới. Đây là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và bảo tồn.
            Xin hay nhất ạ :>>>

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới