Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết tuí nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi, tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả! Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười.
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
Câu 1:(0,5 đ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì.
Câu 2:(0,5 đ) Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3:(1,0 đ) Trong văn bản trên, người ăn xin nói: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Còn nhân vật tôi lại chợt hiểu ra cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. Theo em nhân vật tôi và người ăn xin đã cho và nhận được từ nhau những gì?
Câu 4:(1,5 đ) Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân khi gặp những hoàn cảnh éo le bất hạnh trong cuộc sống?

1 bình luận về “Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.”

  1. Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là : Tự sự
    Câu 2 : Nội dung nói về một người già ăn xin thì bất ngờ gặp một cậu bé ( tôi ) , ông nhờ cậu bé sự giúp đỡ nhưng ko có j cho ông cả . Nhưng ông đã hiểu ra tấm lòng của cháu bé và nói rằng ông chỉ cần vậy thôi
    Câu 3Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện đã nhận được một lời cảm ơn , tấm chân tình chân thành của ông lão , cũng là lòng biết ơn , kính mến của ông lão dành cho cậu
    Câu 4:
    * Bình luận, rút ra bài học:
    – Những biểu hiện của tình yêu thương và sự cảm thông: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ…
    – Tình yêu thương và sự cảm thông giúp con người gần gũi và gắn bó với nhau hơn, giúp họ có thêm động lực, thêm niềm tin để sống, làm việc và cống hiến.
    – Yêu thương và cảm thông là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy yêu thương và tôn trọng những người nghèo khổ, không phân biệt hoàn cảnh, địa vị xã hội của con người.
    – Hãy tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình sống tốt hơn, có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện tình yêu thương và sự đồng cảm giữa con người với con người.
    * Liên hệ mở rộng: (1,0 điểm) Tình yêu thương con người trong xã hội ta hiện nay: –
    Các phong trào, các cuộc vận động: “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”… thể hiện tình yêu thương, chia sẻ với những con người có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị thiệt thòi được nhiều người tích cực tham gia ủng hộ. Đây là nghĩa cử cao đẹp tô thắm thêm truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam.
    – Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người thờ ơ trước nỗi đau của người khác, chưa có thái độ đồng cảm hoặc chia sẻ. Thậm chí có những biểu hiện miệt thị, coi thường những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn… => Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: tình yêu thương đối với những con người nghèo khổ.
    BẠN LỌC Ý TRÊN CÂU 4 GIÚP MIK NHÉ.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT 
    @thaomycute

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới