bài 4: đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất

bài 4: đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Khi đang là hạt

Cầm trong tay mình

Chưa gieo xuống đất

Hạt nằm lặng thinh

Khi hạt nảy mầm

Nhú lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ

1. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên

2.Để miêu tả hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh đó?

3.tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong đoạn thơ trên?

Mong mọi người giúp đỡ mình đang cần gấp

2 bình luận về “bài 4: đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất”

  1. 1
    – Biện pháp tu từ nhân hoá, khi miêu tả hạt mầm bằng hàng loạt những từ ngữ vốn được dùng để tả người: thì thầm.
    – Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một số biện pháp tu từ ẩn dụ (Nhú lên giọt sữa).
    à Việc sử dụng các biện pháp tu từ như vậy đã không chỉ thể hiện mối quan hệ gần gũi của hạt mầm với con người; thể hiện tình yêu và sự gắn bó thân thiết với thế giới tự nhiên của nhân vật trữ tình mà còn góp phần xây dựng thế giới hình ảnh thiên nhiên thêm phần sinh động, ấn tượng và hấp dẫn.
    2
    – Thể hiện tình yêu và sự gắn bó thân thiết với thế giới tự nhiên của nhân vật trữ tình mà còn góp phần xây dựng thế giới hình ảnh thiên nhiên thêm phần sinh động.
    – Nhận xét: Tả về sự phát triển theo từng giai đoạn của hạt giống cụ thể hơn là tác giả đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ nêu ra đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật.
    3
    – Tác giả đã thể hiện tình cảm đối với những hạt giống, và vú nó như dòng sữa.
    #Anhlasadboyyy

    Trả lời
  2. 1.
    Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:
    +Nhân hóa( nằm lặng thinh, thì thầm,..)
    + So sánh: khi đang là hạt- khi hạt nảy mầm
    2.
    Để miêu tả hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh: giọt sữa
    Đây là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện sức sống mạnh mẽ, sự sinh trưởng của hạt mầm nhỏ bé. Từ trong hạt, hạt mầm đã nảy mầm, xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, một sự khởi đầu mới. Qua đó, ta cũng cảm nhận được sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả.
    3.
    Tác giả đã thể hiện tình cảm vui sướng, trông chờ, háo hức và cảm xúc hồi hộp khi được chứng kiến quá trình lớn lên của hạt mầm.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới