Viết bài văn kể lại sự kiện lịch sử có thật liên quan đến Nguyễn Đình Chiểu

Viết bài văn kể lại sự kiện lịch sử có thật liên quan đến Nguyễn Đình Chiểu

1 bình luận về “Viết bài văn kể lại sự kiện lịch sử có thật liên quan đến Nguyễn Đình Chiểu”

  1. ko chép mạng lun nha
    “Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba”
    Cứ vào hàng năm, những người con dân tộc Việt Nam luôn hướng về quê hương vào dịp mùng 10 tháng 3 (âm lịch) để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước. Đó là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
    Ngày giỗ tổ Hùng Vương được xác định là ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch). Lễ hội được bắt đầu chuẩn bị hai ngày trước ngày lễ chính thức, tức là vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch); các hoạt động lễ hội được tiếp tục cho đến ngày 11 tháng 3, tức là sau ngày chính thức một ngày. Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; đây cũng là nơi lễ hội thường được diễn ra hàng năm.
    Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến tận ngày nay và đã trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha mình.
     
    Lễ hội đền Hùng có hai phần chính, đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức với sự tham gia của long trọng nhiều vị chức sắc trong làng cũng như các chính khách ở Trung ương về tham dự. Mọi người ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình một bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo. Lễ hội rước kiệu được diễn ra trong không khí đầy từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà. Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Lễ vật dùng trong nghi thức tế lễ bao gồm bánh chưng, bánh giầy, lợn, bò, dê.
    Xong phần lễ là đến phần hội, nếu phần lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội lại mang đến những nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người dân. Ở phần hội, có rất nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay hay đấu vật những trò chơi ấy đã thu hút những người khách tham gia một lượng đông đảo, các đội chơi ai cũng mong phần thắng sẽ thuộc về đội mình để mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại ngày nay cũng được lồng ghép hài hòa để đáp ứng đam mê và sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ.
     
    Phần mà em thích nhất trong lễ hội đền Hùng đó là được bố mẹ cho đi mua những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa hay đi mua nhiều mặt hàng lưu niệm. Xong sau đó là đi ăn những món ăn truyền thống mà ở đó bán.
     
    Hiện nay, khi đất nước đang phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống, vật chất của người dân và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí và đài truyền hình luôn là cầu nối tuyệt vời để đưa những giá trị tốt đẹp đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc ta và nhân dân trên thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới