Viết 1 đoạn văn ghi lại nỗi nhớ của em khi xa quê hương

Viết 1 đoạn văn ghi lại nỗi nhớ của em khi xa quê hương

2 bình luận về “Viết 1 đoạn văn ghi lại nỗi nhớ của em khi xa quê hương”

  1.    Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

    Trả lời
  2. Tôi học xa nhà đã 3 năm nay, hồi năm nhất, tôi chẳng biết nhớ nhà là gì. Vậy mà sang đến năm hai, tôi cứ nghỉ mấy ngày lại xếp đồ về quê. Nhiều khi nghĩ lại cũng thấy lạ, tôi về nhà chẳng mang gì về, thế mà khi đi, lúc nào cũng tay xách nách mang bao nhiêu đồ ăn. Trước khi về nhà, đầu óc luôn mệt mỏi, sau vài ngày ở nhà cảm giác sảng khoái vô cùng. Thì ra chỉ có trở về nhà tôi mới nhận được nhiều thứ vật chất và tinh thần như vậy mà không cần trả lại gì. Ở ngoài xã hội kia sẽ rất hiếm khi tôi nhận được một thứ gì mà không phải trao đổi.
    Tôi có một chị gái và một cậu em trai, mọi người vẫn hay nói nhà ba con thì đứa cả và đứa út bao giờ cũng hợp tính nhau hơn, trường hợp của tôi có lẽ cũng như vậy. Tôi và chị gái không thường xuyên tâm sự như chị và em tôi, nhưng tôi luôn cảm nhận được sự quan tâm, sự yêu thương chị dành cho tôi. Trong cuộc sống, những lúc tôi lo sợ, phân vân lại gọi cho chị, chị không giải quyết được vấn đề nhưng luôn tạo cho tôi cảm giác thoải mái và suy nghĩ tích cực hơn. Tôi và cậu em trai kém tôi một tuổi, cao hơn tôi một cái đầu hay chạnh chọe nhau lắm, nhiều khi làm bố mẹ phát cáu, có khi xưng tao với mi, mà không có trên dưới gì. Nhớ hồi đó, đứa bạn trong lớp tôi có vẻ thân thiết với thằng bé lắm, lúc nào cũng thao thao nói về nó, trong đầu tôi lúc đó luôn nghĩ “em trai tôi đã có hai bà chị rồi không cần thêm nữa đâu”. Nghĩ lại, tôi thấy trẻ con, nhưng thế mới biết tôi rất thương em, đối với tôi nó luôn là một đứa trẻ cần được chăm sóc, giám sát và bảo vệ.

    Quê tôi ở miền Trung, mảnh đất có thời tiết khắc nghiệt, có một người cho tôi rất nhiều thứ và cũng mất rất nhiều thứ vì tôi, mà chưa nhận được từ tôi một thứ gì. Bố cho tôi cuộc sống này, cho tôi tình yêu thương vô bờ bến, cho tôi cơ hội được đi học. Bố mất đi sức khỏe vì lam lũ kiếm tiền nuôi mấy đứa con, bố mất nhiều thời gian vì bận chăm sóc, đưa mấy đứa nhỏ đi học, đi thi. Những kỳ thi lớn, những cột mốc quan trọng của cả ba chị em luôn có hình ảnh bố. Bố mất vì tai nạn lao động, là vì kiếm tiền gửi cho mấy đứa con để đóng học phí. Vì chúng tôi mà bố mới mất đi cuộc sống này, đó là điều mà chị em tôi không thể nào quên được.
    Tháng lương đầu tiên, chị tôi chưa kịp khoe với bố, lần đầu tiên được học bổng tôi cũng không kịp khoe với bố, lần đầu tiên em tôi đi học xa về mà không được bố ra đón như chị gái và tôi từng được như vậy. Có lẽ thứ duy nhất mà cả ba đứa đã làm được cho bố là đậu đại học. Ở một vùng quê nghèo thì một gia đình có ba đứa con đậu đại học là một niềm tự hào lớn, bố tôi vần thường hay khoe với mọi người về chúng tôi, những lúc đó trông bố thực sự rất vui. Chị tôi, tôi và em tôi nợ bố cả một cuộc đời. Tôi ước gì thời gian có thể quay trở lại, tôi sẽ nói những lời yêu thương, lời cảm ơn và lời xin lỗi với bố.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới