Viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung. *CHÚ Ý:có mở bài,thân bài,kết bài

Viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung.
*CHÚ Ý:có mở bài,thân bài,kết bài

2 bình luận về “Viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung. *CHÚ Ý:có mở bài,thân bài,kết bài”

  1.      Bài thơ Lời của cây của tác giả Trần Hữu Thung là một bài thơ mang lại cho em nhiều cảm xúc.
         Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Vì đây chính là lời kể của tác giả về quá trình lớn lên của hạt mầm. Chúng ta có thể dựa vào những chi tiết, hình ảnh miêu tả về hạt mầm để thấy rõ điều đó. Năm khổ thơ cuối chính là lời của hạt mầm. Dựa vào đại từ nhân xưng “tôi” cùng lời khẳng định “Cây chính là tôi” để biết đây chính là lời của hạt mầm. Tác giả đã sử dụng hình ảnh, từ  để miêu tả quá trình từ hạt thành cây là: “hạt nằm lặng thinh”, “nhú lên giọt sữa”, “ghé tai nghe rõ”, “mầm tròn nằm giữa”, “mầm mở mắt”, “đón tia nắng hồng”, …Nhưng dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ” là: Đây là một mối quan hệ vô cùng gắn bó, thân thiết và bền chặt. Nhân vật tôi như một người bạn đồng hành, chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của hạt mầm. Ngoài ra, nhân vật tôi còn chính là người lắng nghe những tâm tình, ở bên cạnh hạt mầm. Tình cảm mà tác giả dành cho mầm cây chính là tình cảm nâng niu, trân trọng. Tác giả chăm chú theo dõi từng quá trình phát triển của hạt mầm để biết hạt mầm phát triển ra sao, cần tránh những gì để phát triển một cách tốt nhất.Nhân hóa hạt mầm có những hành động, cử chỉ như “nằm”, “thì thầm”, “kiêng”, “đón”, “bập bẹ” giống như con người. Nhờ phép nhân hóa mà hình ảnh hạt mầm trở nên sinh động, có hồn hơn, dường như nó cũng có những tâm tư, tình cảm riêng. Từ đó khiến cho hạt mầm trở nên gần gũi, thân thiết với con người.
    Nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy hạt mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.
          Mỗi người chúng ta chính là một hạt mầm, chính là tương lai của đất nước, hãy luôn cố gắng, phát triển để có thể đóng góp sức mình vào việc xây dựng quê hương, đất nước.  Qua bài thơ em học được cách yêu thiên nhiên đất nước hơn.

    Trả lời
  2.     “Lời của cây” là một trong những bài thơ mang đậm phong cách thơ của Trần Hữu Thung: Mộc mạc, thầm nhuẫn chất dân gian.
         Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, đặc biệt là phép tu từ nhân hóa, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Từ khi hạt còn “lặng thinh” nằm trên tay người cho đến khi hạt nảy mầm, nhú lên thành những “giọt sữa” biết “thì thầm” từ khi những tiếng nói đầu tiên cất lên cho đến khi cây trưởng thành. Sự trưởng thành của cây có sự tương đồng với sự trưởng thành của một con người. Điều đặc biệt là với hà thơ, cây cối không vô tri, vô giác mà cũng có tiếng nói. Nhà thơ lắng nghe thấy trong sự trưởng thành của cây thành những thanh âm của cuộc sống. Nhà thơ lắng nghe cây như lắng nghe lời thì thầm của thiên nhiên. Nhà thơ đã lắng nghe thiên nhiên và nói lên “lời của cây”. Phải là người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và giàu sức tưởng tượng, nhà thơ mới có thể lắng nghe, cảm nhận và thể hiện thành ngữ nghệ thuật một cáchtinh tế tiếng nói của cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhà thơ dành cho mỗi mầm cây.
         Bài thơ như một thông điệp: Hãy yêu cây xanh bởi cây xanh tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới