Viết bài văn kể lại sự kiện cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

Viết bài văn kể lại sự kiện cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

1 bình luận về “Viết bài văn kể lại sự kiện cuộc khởi nghĩa Bà Triệu”

  1. Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược. Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa. Về quân sự, nơi này có đầy đủ những yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả thế tấn công và phòng thủ. Từ đây, quân đội có thể ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch. Powered By VDO.AI Nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu. Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố, là căn cứ quân sự của nhà Ngô tại Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động. Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người. Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đã đầu hàng. Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây. Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thfi quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu. Khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ. Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới